Người sống sót trong băng đảng buôn người sang Anh: "2 năm ở Anh bằng 20 năm ở Việt Nam"

Ngày 29/10/2019 11:40 AM (GMT+7)

Mặc dù đã an toàn trở về Việt Nam sau 2 năm sống và làm việc tại Anh nhưng đến thời điểm hiện tại, cuộc sống của người đàn ông này vẫn chưa thể bình thường được và vẫn thường xuyên bị những kẻ buôn người đe dọa.

Sau thảm kịch 39 người chết trong container ở hạt Essex, Anh, nghi ngờ có người Việt Nam trong đó, phóng viên của tờ Mirror (Anh) đã có cuộc phỏng vấn độc quyền với một người đàn ông từng nhập cư trái phép vào Anh, nay đã trở về Việt Nam. Người đàn ông này có tên Nguyễn Dũng, 32 tuổi, sống tại tỉnh Nghệ An. Nói về vụ 39 người chết trong container, anh Dũng tỏ rõ sự bàng hoàng: "Không ai mong muốn mình đặt trong chiếc "quan tài" đông lạnh cả. Nhưng phần thưởng lại lớn hơn những rủi ro".

Gia đình anh Dũng đã trả cho những kẻ buôn người 16.000 bảng Anh (hơn 476 triệu đồng) để được nhập cư trái phép vào Anh. Tại đây, anh Dũng đã làm việc trong một cửa hàng bán cà ri tại thành phố Birmingham, nơi anh kiếm được số tiền "khủng" gửi về cho gia đình.

Người sống sót trong băng đảng buôn người sang Anh: amp;#34;2 năm ở Anh bằng 20 năm ở Việt Namamp;#34; - 1

Anh Dũng kể về hành trinh gian khổ từ Việt Nam sang Anh, sau đó lại bị trục xuất về Việt Nam.

Năm 2011, anh Dũng được những kẻ buôn người đưa ra Hà Nội, sau đó bay sang Cộng hòa Séc bằng visa du lịch với giá 4.600 bảng Anh (gần 137 triệu đồng). Trước khi hạ cánh ở châu Âu, anh Dũng phải trả thêm 800 bảng (gần 24 triệu đồng) nữa. Sau một tuần ở thành phố Prague (Cộng hòa Séc), Anh Dũng được yêu cầu trả thêm 1.000 bảng (gần 30 triệu đồng) để đến Đức. Đâm lao thì phải theo lao, anh Dũng biết khó khăn, trong lòng sợ hãi may rủi nhưng biết mình không thể quay lại được nữa. Anh bị buôn lậu qua biên giới để đến Đức bằng cách trốn trong một chiếc ô tô 7 chỗ.

Sau 18 tháng nỗ lực xin tị nạn tại Đức nhưng thất bại, anh Dũng đành trốn khỏi thành phố Dresden (Đức). Lúc này, anh muốn tới Anh nên gia đình phải trả thêm cho những kẻ buôn người 9.000 bảng (gần 268 triệu đồng). Điểm hạ cánh cuối cùng của anh Dũng là thành phố Birmingham (Anh). 

Người sống sót trong băng đảng buôn người sang Anh: amp;#34;2 năm ở Anh bằng 20 năm ở Việt Namamp;#34; - 2

Những ngôi nhà khang trang được xây lên từ số tiền con cái gửi về từ nước ngoài.

"Tiền lương trung bình mỗi tháng ở Việt Nam là 3,5 triệu đồng. Nhưng ở Anh, tôi đã làm việc 18h mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần và kiếm được 1.000 bảng (gần 30 triệu đồng) mỗi tháng. Mỗi ngày ở Anh của tôi bắt đầu lúc 6h sáng và kết thúc lúc nửa đêm. Tôi đã sống vô cùng khổ sở nhưng tôi biết mình cần phải làm việc vì những người thân ở quê nhà. 2 năm tôi kiếm tiền ở Anh bằng 20 năm kiếm tại Việt Nam.

Những cánh đồng lúa từng nuôi sống chúng tôi, giờ đây lại thành "ao tù nước đọng" khiến chúng tôi chìm trong đống nợ. Lối thoát duy nhất là mạo hiểm tính mạng để đến Anh, nơi có thể giúp tôi kiếm tiền và trả hết nợ cho gia đình", anh Dũng tâm sự.

Tới năm 2017, một cuộc đột kích của cảnh sát Anh khi điều tra người nhập cư trái phép đã chấm dứt cuộc sống trong mơ của anh Dũng. Anh bị trục xuất về nước vào cuối năm 2017, trở về Nghệ An nhưng vẫn chưa thể quay lại cuộc sống bình thường được.

Ngồi trong ngôi nhà khang trang mới xây, anh Dũng nói rằng mình và gia đình chưa hết lo sợ vì vẫn nằm trong tầm ngắm của những kẻ buôn người. Chúng thường xuyên đe dọa, nói rằng nếu dám khai ra danh tính của chúng thì sẽ bị thủ tiêu. Ngay khi đang nói chuyện với các phóng viên, anh Dũng cũng nhận được một cuộc gọi từ kẻ buôn người, nói rằng tính mạng sẽ gặp nguy hiểm nếu dám nói về mạng lưới của chúng.

Người sống sót trong băng đảng buôn người sang Anh: amp;#34;2 năm ở Anh bằng 20 năm ở Việt Namamp;#34; - 3

Gia đình lập bàn thờ tạm cho anh Nguyễn Đình Tú, một trong những người bị nghi chết trong container ở Anh.

Khi nghe về trường hợp của những người Việt Nam mất tích, bị nghi ngờ chết trong container ở Anh, anh Dũng không tỏ vẻ ngạc nhiên: "Kế hoạch của các băng đảng này giống như một quân đội. Bất cứ lúc nào, họ cũng biết mọi người ở đâu.

Nhiều người cho rằng các băng đảng buôn người đã tìm đến chúng tôi nhưng không phải. Chính các gia đình ở đây đã quyết định vay nợ, trả cho những kẻ buôn người để đưa con em mình tới Anh. Những người đã tử vong tại Anh đều đang phải gánh những khoản nợ khổng lồ mà việc tới Anh là lối thoát duy nhất cho họ".

Đi dạo trong những ngõ nhỏ quanh co của ngôi làng, phóng viên của tờ Mirror dường như hiểu được lý do tại sao các gia đình muốn đưa con em mình tới Anh bất chấp nguy hiểm rình rập tính mạng. Cả ngôi làng quanh năm làm nghề nông nhưng được lấp kín bởi những ngôi nhà 2 tầng, 3 tầng khang trang, hầu hết đều từ số tiền mà con cái gửi về từ nước ngoài. 

Người sống sót trong băng đảng buôn người sang Anh: amp;#34;2 năm ở Anh bằng 20 năm ở Việt Namamp;#34; - 4

Ông Nguyễn Đình Sắt, bố của anh Tú xúc động chia sẻ với phóng viên nước ngoài.

Rơi nước mắt ngồi nhìn ban thờ của con trai, ông Nguyễn Đình Sắt, 70 tuổi, bố của anh Nguyễn Đình Tú - một trong những người bị nghi ngờ thiệt mạng trong container ở Anh, chia sẻ: "Nó đi rồi, chẳng còn gì nữa. Nó đã chết rồi. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng con trai mình sẽ gặp bi kịch kinh hoàng đến vậy. Tôi không chỉ mất con trai mà còn mất tất cả mọi thứ, những thứ mà gia đình chúng tôi đã tích cóp qua nhiều thế hệ".

Hiện tại, cơ quan chức năng thuộc Bộ Công an đang tiến hành tới các gia đình trình báo con mất tích để lấy thông tin và mẫu xét nghiệm ADN, phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Anh và cảnh sát Anh để xác định danh tính các nạn nhân.

Thông tin mới vụ 39 người chết trong container ở Anh: Không phải chết vì lạnh?
Trong phiên tòa xét xử hôm 28/10 vừa qua, tài xế chở chiếc container này, cũng là người đầu tiên phát hiện 39 thi thể trong container đã khai nhận một...
Khánh Hằng (Dịch từ Mirror)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Vụ 39 người chết trong container ở Anh