Tại sao lại có cách nói "ăn xổi", những tầng nghĩa của từ "ăn xổi" không phải ai cũng biết

H.A - Ngày 31/05/2023 14:30 PM (GMT+7)

“Ăn xổi” là một thuật ngữ trong tiếng Việt thường xuyên được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. Cách nói này vừa có thể hiểu theo nghĩa đen và nghĩa bóng, ám chỉ cách sống “ăn sẵn", vội vàng, thiếu suy nghĩ.

“Ăn xổi" thực chất đã không còn là từ ngữ quá xa lạ với người Việt, được dùng phổ biến nhất là ở các vùng miền Bắc Trung Bộ. Từ này thường đi kèm với những món ăn quen thuộc như cà muối “xổi”, dưa muối “xổi”,... Vậy “xổi" có nghĩa là gì mà lại được sử dụng rộng rãi như vậy?

Theo nghĩa đen, “xổi" là một từ trong tiếng cổ, có ý chỉ những thứ tạm bợ, vội vàng. Từ “xổi” không phải lúc nào cũng mang ý nghĩa tiêu cực về sự tạm bợ. Thời ngày xưa, người nông dân nghèo vẫn thường hay làm các món xổi như cà muối xổi, cá muối xổi, dưa muối xổi, … những món này rất lạ miệng và ngon, khi có công việc gấp cần phải giải quyết thì đây chính là “cứu tinh” cho các bữa ăn tạm bợ. Hay từ “vay xổi” có nghĩa là mượn tạm trong một khoảng thời gian ngắn rồi sẽ trả lại.

Cà muối xổi là món ăn dân dã quen thuộc của người dân Việt Nam.

Cà muối xổi là món ăn dân dã quen thuộc của người dân Việt Nam.

Do chỉ muối rồi ăn ngay, các món xổi đa phần chưa có vị mặn mà đặc trưng. Cũng chính vì thời gian muối của các món xổi khá ngắn, thường là ăn ngay, thế nên dân gian mới mượn hình ảnh này để chỉ những người nóng vội. Làm việc gì họ cũng muốn được hưởng thành quả ngay lập tức. Đây chính là ý nghĩa ẩn dụ của từ “ăn xổi".

Có thể vì mang tính chất tạm bợ thế nên từ “xổi” thường được gắn liền với những hiện tượng tiêu cực như “ăn xổi ở thì”. Tương đồng với “ăn xổi, “ở thì” là hình ảnh chỉ việc sinh sống mang tính tạm bợ, nay đây mai đó. “Thì” (thời) trong tiếng Việt còn được dùng để chỉ một mốc thời gian đặc biệt nào đó của sự phát triển, như lúa đang thì con gái, làm đúng lúc đúng thì, để quá lứa lỡ thì, mưa nắng phải thì… Nói như vậy, “thì” là khoảng thời gian có giới hạn trong chu trình phát triển chung, mà bất cứ sự vật, hiện tượng nào, muốn phát triển hoàn hảo, trọn vẹn phải tuân thủ một quy trình bắt buộc nào đó, tuần tự trước sau. Câu thành ngữ này dùng để lên án lối sống thờ ơ, hời hợt của một số người chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt mà không suy tính cho chuyện dài lâu. Từ “ăn xổi" dùng để ám chỉ lối tư duy của những kẻ suy nghĩ nông cạn, hành động không nghĩ đến tương lai và hậu quả.

“Ăn xổi” là những người nóng vội, không nghĩ đến tương lai lâu bền.

“Ăn xổi” là những người nóng vội, không nghĩ đến tương lai lâu bền.

Bên cạnh “ăn xổi", từ “xổi" còn được kết hợp với nhiều từ ngữ khác như “giàu xổi", “học xổi". “Giàu xổi” có nghĩa là giàu lên không phải nhờ lao động hay trí tuệ của mình mà giàu lên vì buôn bán gian lận, lợi dụng lòng tin của người khác buôn bán mặt hàng kém chất lượng để kinh doanh trục lợi,… rất nhiều người không muốn đi lên bằng thực lực mà chỉ muốn đi bằng đường tắt, thế nhưng đúng với từ xổi thì những người này cũng chẳng thể làm ăn dài lâu. Hiện trạng “học xổi” cũng diễn ra ở rất nhiều người, chỉ vì học để lấy điểm, học vì kiểm tra thế nên học vẹt và khối kiến thức ấy cũng chỉ là tạm bợ, không thể áp dụng vào cuộc sống thực tế. 

Dù là thời đại nào, tư duy “ăn xổi” cũng cần bị loại bỏ, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. Vì không có thành công nào là dễ dàng, muốn có được thì chúng ta phải biết dấn thân và cống hiến.

Tại sao lại có cách nói amp;#34;ăn xổiamp;#34;, những tầng nghĩa của từ amp;#34;ăn xổiamp;#34; không phải ai cũng biết - 3

Ông Ba Bị, con ngáo Ộp, mẹ Mìn mà bố mẹ thường dùng để dọa nạt những lúc con hư nghĩa là gì?
Dù không biết "ông Ba Bị", "ngáo Ộp", mẹ Mìn" là con gì, đến từ đâu và hình dạng quái đản ra sao nhưng mỗi khi bị dọa trẻ con đều sợ khiếp vía.

Những khám phá thú vị về tiếng Việt

H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Những khám phá thú vị về tiếng Việt