Sau tuyên bố về số phận MH370 của Thủ tướng Malaysia, câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để trục vớt được máy bay dưới đáy Ấn Độ Dương.
Số phận của chiếc máy bay mang mã hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines có thể không còn là một bí ẩn. Trong cuộc họp báo trực tiếp lúc 21h tối 24/3 theo giờ Việt Nam, Thủ Tướng Malaysia, ông Najib Razak, đã đưa ra tuyên bố cuối cùng, chiếc máy bay mang mã hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines đã rơi xuống Nam Ấn Độ Dương và không một ai sống sót.
Thủ tướng Malaysia Najib Razak công bố thông tin tại cuộc họp báo vào tối nay 24/3 ở Kuala Lumpur.
Tuy nhiên với đội tìm kiếm, thông báo này chỉ là sự khởi đầu cho những điều tra mới. Công việc của họ bây giờ là tìm ra nguyên nhân và vị trí chiếc máy bay MH370 gặp nạn ở Ấn Độ Dương.
Ian MacDonald, giáo sư đại dương học tại đại học Florida State University giải thích trên CNN về quy trình tìm kiếm cụ thể ở Ấn Độ Dương.
"Nhiệm vụ đầu tiên là tìm kiếm trên mặt biển, sử dụng những thiết bị tìm kiếm thông thường, sau đó sử dụng sóng siêu âm và các bản vẽ kỹ thuật để xác định vị trí của các mảnh vỡ, vật thể dưới đáy và đưa ra kết luận.
Nhưng cuối cùng phải tìm kiếm dưới đáy đại dương và tìm kiếm theo mô hình mạng lưới, bắt đầu từ khu vực rộng rồi khoanh vùng khu vực nghi có mảnh vỡ".
Một thủy thủ Trung Quốc rà soát vùng biển tìm máy bay Malaysia mất tích ở Ấn Độ Dương.
Nhóm tìm kiếm có thể sử dụng các thiết bị có người lái và không người lái trong từng giai đoạn tìm kiếm khác nhau.
Ví dụ về một phương tiện có người lái là tàu Gia Long của Trung Quốc, một trong những tàu ngầm dùng cho mục đích nghiên cứu có khả năng lặn sâu nhất thế giới. Trung Quốc sử dụng tàu này để lặn sâu dưới 6km từ năm 2012.
Trung Quốc đặc biệt quan tâm tới việc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích của hãng hàng không Malaysia Airlines bởi 2/3 hành khách trên chuyến bay là người nước này.
MH370 định kỳ gửi tín hiệu "ping" lên vệ tinh
"Sẽ không có gì phải ngạc nhiên khi Trung Quốc điều động một lực lượng lớn tham gia tìm kiếm MH370 dưới đáy Ấn Độ Dương", ông MacDonald cho biết.
Về thiết bị tìm kiếm không người lái, ông đề cập đến 2 loại là thiết bị tự động dưới nước và thiết bị điều khiển từ xa.
Nói về công nghệ tìm kiếm tự động này, ông MacDonald cho biết, những người tìm kiếm sẽ lên một mô hình tìm kiếm sau đó triển khai các thiết bị phù hợp. "Nó sẽ lặn xuống dưới đất ở độ sâu từ 30 mét trở lên, sử dụng sóng siêu âm hoặc các thiết bị tìm kiếm để định vị mảnh vỡ.
Các thiết bị này có thể tự vận hành trong vòng 24h, sau đó nó sẽ được đưa lên để người điều khiển truy xuất dữ liệu xem có tìm kiếm được gì hay không", ông cho biết.
Towed Pinger Locator, hệ thống định vị tham gia cuộc tìm kiếm máy bay Air France rơi năm 2009. Ảnh: Meretmarine
Theo người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby, các trang thiết bị của Hải quân Mỹ đang trên đường tới Austrailia để sử dụng trong việc phát hiện vị trí chiếc máy bay mất tích dưới đáy biển.
Quân đội Mỹ từng gửi Towed Pinger Locator, một hệ thống định vị được kéo sau tàu, đi tìm hộp đen của chiếc máy bay Air France rơi xuống Đại Tây Dương tháng 6/2009. Towed Pinger Locator dò được các máy bay thương mại và máy bay của hải quân bị chìm ở độ sâu lên tới 6.000 m.
Trong hơn 2 tuần qua, thông tin được cả thế giới quan tâm nhất là số phận chiếc máy bay Mlaysia mất tích cùng 239 người. Đã có tất cả 26 quốc gia tham gia tìm kiếm, nhiều vật thể lạ được phát hiện và rất nhiều giả thuyết được đưa ra sau quá trình phân tích các dữ liệu điều tra tuy nhiên tất cả cũng chỉ là những phỏng đoán. Chuyến bay mang số hiệu MH370 khởi hành từ Kuala Lumpur vào lúc 0 giờ 40 phút ngày 8/3 (theo giờ Malaysia) để tới Bắc Kinh, mang theo 227 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn. Khi đạt tới độ cao 10.000m, chiếc máy bay đã biến mất khỏi màn hình radar. Sau một tuần nỗ lực tìm kiếm quốc tế trên biển Đông không mang lại hiệu quả, ngày 20/3, phía Malaysia tin rằng máy bay bị ai đó có mặt trong buồng lái chuyển hướng một cách có chủ đích sang bờ biển phía Tây Bắc Malaysia sau khi đã tắt hệ thống liên lạc thông thường. Một chiến dịch tìm kiếm quy mô quốc tế với sự tham gia của 26 nước cùng phương tiện tìm kiếm hiện đại đều được huy động, từ vệ tinh đến thiết bị dò tìm dưới nước; từ tàu phá băng, tàu khu trục đến máy bay tìm kiếm hiện đại nhất đã quần thảo trên biển đông 5 ngày. Có rất nhiều vật thể lạ được tìm kiếm ở khu vực này tuy nhiên các máy bay đã không thể tiếp cận được do thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn. Những diễn biến mới xảy ra cùng ngày các quan chức Australia thông báo rằng họ đã phát hiện hai vật thể ở phía nam Ấn Độ Dương có thể liên quan tới chiếc máy bay. Vào 22 giờ ngày 24/3, khi những vật thể trôi nổi chưa được xác minh, Thủ tướng Malaysia đã mở cuộc họp báo khẩn cấp thông báo chiếc MH370 đã lao xuống biển Ấn Độ Dương, không một ai sống sót. Tuyên bố này đã dập tắt hi vọng về việc có người sống sót sau khi chiếc phi cơ mất tích hôm 8/3. Mời độc giả đoàn đọc toàn bộ thông tin vụ việc Máy bay Malaysia Airlines rơi xuống Ấn Độ Dương trên Tin tức EVA MH370 rơi ở Ấn Độ Dương: Nghi phi công tự sát Chân dung 239 hành khách không trở lại của MH370 |