Tưởng cây dại không ăn được, là thứ bỏ đi, không ngờ là đặc sản ngon nức tiếng, 55.000 đồng/kg

HÀ ANH - Ngày 24/11/2022 23:55 PM (GMT+7)

Loại cây này chỉ sinh sống ở những vùng nước sạch chưa bị ô nhiễm như quanh các tảng đá trong lòng suối...

Ở các tỉnh Tây Bắc, đặc biệt là Yên Bái, có một món ăn mà ai nghe tên cũng cảm thấy vô cùng lạ lẫm, đó là rêu đá.

Rêu đá mọc trên các mỏm đá, bám vào gờ đá nơi lòng suối, chúng chỉ sống ở những vùng nước sạch. Người dân địa phương cho biết rêu đá có quanh năm nhưng mùa xuân là mùa rêu ngon nhất. Và khi đi khai thác rêu, nên tìm những bãi rêu lớn, vì ở đó rêu vừa nhiều, vừa ngon.

Tưởng cây dại không ăn được, là thứ bỏ đi, không ngờ là đặc sản ngon nức tiếng, 55.000 đồng/kg - 1

Rêu đá là món ăn đặc sản của người Tây Bắc

Với nhiều người, rêu chỉ là loài thủy sinh sống bám ở những nơi ẩm ướt, còn với người dân Tây Bắc, rêu đá lại trở thành nguyên liệu “độc – lạ” để chế biến thành các món ăn rất thú vị. Người miền xuôi lên đây phải được đồng bào quý lắm mới thiết đãi món này. Đồng thời, món rêu đá cũng xuất hiện trong những dịp đặc biệt quan trọng với người dân tộc như mâm rượu hứa hôn đôi trai gái. 

Theo tìm hiểu, rêu đá có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau như: Rêu hấp, canh rêu, rêu xào, nộm rêu, rêu nướng… tùy theo sở thích của mỗi người. Trên thị trường, rêu đá được bán theo nắm, khoảng 20.000 đồng/nắm, còn bán theo cân thì có giá 55.000 đồng/kg. Ngoài rêu đá tươi, bà con còn làm cả rêu đá khô để bán.

Việc hái rêu và sơ chế rêu mất khá nhiều thời gian và đòi hỏi sự kỳ công, tỉ mỉ. Chị Oanh Nhàn (một người dân ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) cho biết vài năm trở lại đây rêu đá trở thành nguồn thu nhập của bà con nhưng việc hái rêu đá cũng khá vất vả có có những rủi ro vì di chuyển qua các tảng đá trơn trượt.

Hái rêu đá mang lại thu nhập nhưng cũng có những rủi ro vì di chuyển qua các tảng đá trơn trượt\

Hái rêu đá mang lại thu nhập nhưng cũng có những rủi ro vì di chuyển qua các tảng đá trơn trượt

"Rêu chỉ sống khoảng một tuần, tức là đến mùa rêu mọc được 3-4 ngày thì phải ra vớt ngay. Khi ấy rêu mọc tốt nhất và non. Nếu thu hoạch chậm thì rêu sẽ chuyển sang màu trắng và không dùng làm thức ăn được nữa. Thông thường, người dân sẽ hái rêu từ cuối dòng suối ngược trở lên để rêu không bị bám bụi bẩn, đất cát.

Sau khi hái, rêu được nhặt sạch rồi dùng rổ đãi hết đất cát sau đó dùng tay vò qua lại giống động tác giặt quần áo để giũ sạch những chất bẩn, nhớt còn sót lại bám trên rêu. Sau khi đã đươc làm sạch, rêu được vắt ráo, nắm lại thành từng nắm chặt để ráo nước rồi mới chế biến thành món ăn.

Rêu được làm sạch, sau đó vắt thành từng nắm để chế biến món ăn

Rêu được làm sạch, sau đó vắt thành từng nắm để chế biến món ăn

Bạn Gia Bình (Hà Nội) vẫn không quên cảm giác lần đầu tiên được thưởng thức các món ăn chế biến từ rêu suối khi tới du lịch Yên Bái. "Khi chín, rêu không còn giữ được màu xanh lá lạ mắt nhưng ăn rất lạ miệng, có vị thơm ngon.

Rêu mềm, có hương vị riêng, bùi bùi, thoang thoảng cả vị của nước suối, ăn một lần vẫn nhớ mãi. Tôi thích nhất món nộm rêu. Tôi cũng mua vài cân rêu về làm quà cho cả nhà, ai ăn cũng khen ngon và thích thú", Bình chia sẻ.

Loài cá có tên gọi lạ, xưa giá rẻ giờ thành đặc sản cực ngọt và ngon trong nhà hàng nổi tiếng, 180.000 đồng/kg
Cá he vàng xuất hiện nhiều ở khu vực sông Mekong và ở khu vực miền Tây. Loài cá này thuộc họ cá chép, thịt mềm và ngọt, có thể chế biến thành nhiều món đặc sản hấp dẫn.

Đặc sản 4 phương

HÀ ANH
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương