Trước tình trạng gia tăng số ca nhiễm virus Zika ở Singapore, nhiều quốc gia trên thế giới đã lên tiếng cảnh báo và hạn chế người dân đi đến vùng có dịch.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính đến ngày 31/8, Singapore đã có 115 trường hợp nhiễm virus Zika. Kể từ ca nhiễm bệnh đầu tiên được phát hiện tại quốc gia này được công bố hôm 27/8, các ca nhiễm mới liên tục được ghi nhận.
Trước sự lan nhanh của virus Zika tại Sigapore, chính quyền nhiều nước trong đó có Mỹ, Australia, êHàn Quốc - đã khuyến cáo công dân cẩn thận khi du lịch đến Singapore. Tuy nhiên, người phát ngôn của Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore cho biết Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn chưa ra khuyến cáo hạn chế du lịch với nước này, và Singapore vẫn là điểm đến an toàn.
Hiện nay đã ghi nhận 70 quốc gia và vùng lãnh thổ có sự lây truyền của virus Zika do muỗi truyền, 11 quốc gia có sự lây truyền từ người sang người. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định việc lây truyền của virus Zika mặc dù có chiều hướng chậm nhưng còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh, đặc biệt ở những nơi có véc tơ truyền bệnh.
Virus Zika đang hành hoành ở nhiều nước trên thế giới.
Tại buổi họp trực tuyến do Bộ Y tế chủ trì, các đại biểu đã tập trung thảo luận thống nhất cần tăng cường giám sát các trường hợp nghi ngờ virus Zika, đưa ra các tiêu chí lấy mẫu xét nghiệm để tránh bỏ sót nhằm phát hiện sớm trường hợp nhiễm virus Zika nếu có, sử dụng kĩ thuật xét nghiệm mới cùng lúc phát hiện 3 tác nhân gây bệnh để có thểt ổ chức phòng chống kịp thời.
Được biết, trong kế hoạch triển khai giám sát lần này sẽ mở rộng ra các phòng khám ngoại trú, nơi bệnh nhân thường có biểu hiện các triệu chứng nhẹ tới khám nhằm lấy được đúng đối tượng giám sát, hạn chế việc bỏ sót đối tượng.
Phát biểu tại buổi họp, ông Tony, đại diện US CDC (Văn phòng đáp ứng khẩn cấp dịch bệnh Hoa Kỳ), đánh giá cao sự đáp ứng nhanh nhạy của Việt Nam trước nguy cơ tiềm ẩn của dịch bệnh do virus Zika và nỗ lực giảm sự lây lan của dịch sốt xuất huyết, phòng chống sốt Chikungunya.
Theo ông Tony, việc sẵn sàng ứng phó dịch bệnh, lường trước các tình huống khẩn cấp, đề rõ các tiêu chí giám sát hiệu quả một cách cụ thể là cách tốt nhất để ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh. US CDC cũng bày tỏ mong muốn sẵn sàng hỗ trợ hệ thống giám sát của Việt Nam, cung cấp test kit, sinh phẩm, dụng cụ lấy mẫu bệnh phẩm,… cho các điểm giám sát thông qua hệ thống các Viện Vệ sinh dịch tễ/Viện Pasteur tại Việt Nam.
Cuối buổi họp trực tuyến, PGS.TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng đề nghị các Viện cần xây dựng kế hoạch triển khai chi tiết để triển khai sớm trong đầu tháng 9/2016; Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương sẽ chịu trách nhiệm tổ chức tập huấn cán bộ nhằm thống nhất quy trình xét nghiệm, chọn mẫu giám sát trên toàn quốc.