Không có một nguyên nhân chính xác được chứng minh cho căn bệnh ung thư buồng trứng. Tất cả phụ nữ đều có nguy cơ mắc bệnh.
Những điều cần biết về ung thư buồng trứng
- Không có một nguyên nhân chính xác được chứng minh cho căn bệnh ung thư buồng trứng. Tất cả phụ nữ đều có nguy cơ mắc bệnh.
- U nang có thể phát triển bệnh ung thư, chủ yếu là ở buồng trứng
- Làm xét nghiệp Pap (là xét nghiệm sàng lọc tế bào tử cung, là xét nghiệm giúp kiểm tra những thay đổi bất thường trong các tế bào của cổ tử cung) cũng chưa chắc phát hiện ra ung thư buồng trứng
- Ung thư buồng trứng là một trong những bệnh ung thư nguy hiểm và có tỉ lệ tử vong rất cao.
- Hơn 140.000 phụ nữ chết vì ung thư buồng trứng mỗi năm
- Phụ nữ thường bỏ qua các triệu chứng, do đó họ không sớm nhận ra biểu hiện cho tới khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn ung thư.
Các yếu tố rủi ro
- Tình trạng sinh đẻ: Phụ nữ có nhiều con và cho con bú sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng
- Lịch sử gia đình: Nếu một người nào đó trong gia đình của bạn đã từng bị ung thư thì khả năng mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn.
- Tuổi: Phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng thường gặp là ở độ tuổi 55 – 60 tuổi.
- Trọng lượng: Những phụ nữ béo phì có nguy cơ bị ung thư buồng trứng cao hơn và có tỉ lệ tử vong vì nó cao hơn.
Phụ nữ có nhiều con và cho con bú sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng (Ảnh minh họa)
Các triệu chứng
- Chảy máu rất nặng
- Bụng to ra, đầy hơi dai dẳng
- Biếng ăn, luôn có cảm giác đầy bụng một cách nhanh chóng
- Chu kì kinh nguyệt không đều, xuất hiện hoặc biến mất một cách đột ngột
- Cảm thấy mệt mỏi, ít năng lượng
- Hệ tiêu hóa có vấn đề (Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều chị em phụ nữ chủ quan, không nhận biết ra dấu hiệu của bệnh và khó chẩn đoán sớm được)
- Cảm giác tức hoặc đau ở lưng và bụng
Nếu bạn trải qua hai hoặc nhiều hơn các triệu chứng trên, nguy cơ bạn có thể bị ung thư buồng trứng khá cao. Vì vậy hãy đi khám ngay.
Làm thế nào để ngăn ngừa ung thư buồng trứng?
Cách trả lời rất đơn giản: Sống một lối sống lành mạnh!
Quan sát và hiểu chính cơ thể của mình, chú ý tới những thay đổi bất thường để kịp thời can thiệp. Hãy tránh xa những món đồ hộp, chất bảo quản, thực phẩm có chứa hàm lượng chất béo cao trong chế độ ăn của bạn. Hãy tập một môn thể htao nào đó, tạo thói quen tập thể dục. Cố gắng giữ cho trọng lượng cơ thể ở mức độ thích hợp, khỏe mạnh. Nếu có thể, hãy sinh con và cho con bú vì đây cũng là cách đẩy lùi căn bệnh ưng thư buồng trứng.
Cố gắng giữ cho trọng lượng cơ thể ở mức độ thích hợp, khỏe mạnh. Nếu có thể, hãy sinh con và cho con bú vì đây cũng là cách đẩy lùi căn bệnh ưng thư buồng trứng. (Ảnh minh họa)
Làm thế nào để phát hiện ưng thư buồng trứng?
Hiện tại có một số xét nghiệm như MRI, siêu âm, xét nghiệm máu, nội soi ổ bụng và thậm chí là một dạng đặc biệt của thử thai có thể giúp phát hiện sớm và can thiệp vào bệnh ung thư này. Với các xét nghiệm này, ung thư buồng trứng có thể được chẩn đoán ở giai đoạn đầu của sự phát triển. (Hãy nhớ như phần đầu đã nói, kiểm tra Pap không phát hiện ra được ung thư buồng trứng).
Làm gì khi biết mắc bệnh ung thư buồng trứng?
Đầu tiên, hãy hít thở thật sâu và cảm thấy thật may mắn khi biết sớm căn bệnh mà mình đang mắc phải. Bởi vì biết mình mắc bệnh sớm, bạn sẽ có nhiều hướng giải quyết hơn. Điều ấy tốt hơn rất nhiều so với việc biết bệnh quá muộn màng. Hãy luôn nhớ rằng, ung thư không phải là một bản án tử hình. Càng phát hiện bệnh sớm bao nhiêu thì càng có cơ hội khắc phục bấy nhiêu.
Điều quan trọng nhất vẫn là tâm lí không được bỏ cuộc. Thoát khỏi cảm xúc tiêu cực, thái độ chán chường, thất vọng, buông xuôi là điều có ích rất nhiều trong quá trình chống lại căn bệnh ung thư. Bạn cũng cần có một quyết tâm để chiến thắng. Bạn hoàn toàn có thể thay đổi tình hình bằng các biện pháp điều trị hóa trị hoặc phẫu thuật, kết hợp với thái độ tốt, niềm tin và hi vọng thật nhiều.