Chịu nhiều áp lực từ công việc, anh Hùng muốn đưa đón vợ để giải tỏa căng thẳng, có khoảng không gian riêng tư nhưng câu chị nói với anh như giọt nước tràn ly", khiến người đàn ông này phải nhờ tới sự can thiệp của bác sĩ.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hồng Bách hiện đang là Giám đốc Viện Tâm lý học và Truyền Thông, thuộc Hội Tâm lý học Việt Nam.
Sức chịu đựng của con người có giới hạn, khi vượt ngưỡng sẽ rất nguy hiểm
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hồng Bách - GĐ Viện Tâm lý học và Truyền thông (Hội Tâm lý Việt Nam) cho biết, gần đây ông liên tục tiếp nhận 4 nam bệnh nhân rơi vào tình trạng cực hạn, trầm cảm, ở nhiều độ tuổi khác nhau, trong đó có người là lãnh đạo doanh nghiệp.
Bác sĩ cho biết thêm, tình trạng cực hạn có nghĩa là khi áp lực tâm lý vượt ngưỡng chịu đựng của con người khiến họ không thể chịu đựng được, rơi vào trầm cảm và việc chữa trị rất khó khăn. Thực tế, trầm cảm chỉ là giọt nước tràn ly, những sang chấn, áp lực đã tích tụ trong tâm trí họ từ rất lâu, chỉ trực chờ cơ hội để bùng phát.
“Khi gặp một vấn đề gì đó trong cuộc sống, mỗi người có ngưỡng chịu đựng khác nhau. Khi áp lực vượt khỏi ngưỡng chịu đựng của họ, có người sẽ trầm cảm, thậm chí có người còn tìm đến cái chết để giải thoát”, bác sĩ Bách chia sẻ.
Bác sĩ Bách cho biết, mỗi người đều có ngưỡng chịu đựng nhất định, khi vượt ngưỡng sẽ rơi vào trầm cảm, lo âu.
Bác sĩ Bách lấy ví dụ về một nam bệnh nhân tên Hùng (42 tuổi), là giám đốc một công ty công nghệ, bị trầm cảm nặng, cần can thiệp. Anh Hùng chịu nhiều áp lực từ công việc khi thời gian gần đây kinh tế khó khăn, doanh thu giảm nặng. Trước khi gặp bác sĩ, anh đã thử chia sẻ với người thân nhưng không được thấu hiểu, thậm chí còn cảm thấy bị tổng thương và thêm căng thẳng.
Theo lời anh kể, gần đây, anh ngỏ ý muốn được đưa đón vợ đi làm mỗi ngày, cuối tuần cả hai đi đâu đó để có khoảng không gian riêng tư. Vợ anh nghe vậy rất vui nhưng chỉ nghĩ đó là hành động quan tâm bình thường của chồng, mà không biết mong muốn thật sự của anh Hùng là được chia sẻ, nhằm giảm áp lực mình đang gặp phải.
“Mỗi buổi tôi đến đón, vừa bước lên xe, vợ tôi đã lôi chuyện công việc ra kể lể. Tôi nhắc nhở rằng, bản thân đang rất mệt mỏi, đầu óc trống rỗng và muốn hai vợ chồng có không gian riêng, đừng nhắc đến công việc nữa. Vừa nghe tôi nói dứt câu, vợ đã quát lên: “Chỉ mình anh biết mệt thôi sao? Em cũng áp lực lắm, mệt mỏi lắm…”. Nghe vợ nói vậy, tôi co người lại không muốn bày tỏ gì nữa, chỉ ngồi im nghe vợ trút những bực dọc ở công ty lên người mình”, anh Hùng kể với bác sĩ.
Chồng muốn đưa đón vợ để có không gian riêng tư, chia sẻ giảm áp lực, không ngờ lại là nơi để vợ trút những bực dọc ở chỗ làm. Ảnh minh họa.
Bác sĩ Hồng Bách cho biết, với bệnh nhân này, ngoài áp lực vốn đang tồn tại sẵn trong cơ thể, hành động của vợ khiến áp lực trong anh càng nặng nề hơn khi phải tiếp nhận luồng sóng mệt mỏi từ vợ chuyển sang. Khi vượt ngưỡng chịu đựng, người đàn ông này đã rơi vào trạng thái trầm cảm, lo âu, mệt mỏi và cuối cùng là cần đi trị liệu tâm lý.
Hãy chia sẻ và yêu thương để vượt qua khủng hoảng tâm lý
Với trường hợp trên, bác sĩ Bách cho rằng, nếu người vợ lắng nghe, thấu hiểu chồng thì có lẽ người chồng sẽ không rơi vào trạng thái trầm cảm nặng nề như vậy. “Thay bằng việc phàn nàn, lấy chồng là nơi trút những bực bội của bản thân, người vợ có thể chia sẻ những điều tích cực, lan tỏa năng lượng tích cực cho chồng, hoặc ít nhất để chồng có cơ hội chia sẻ thì mọi chuyện sẽ tốt hơn nhiều”, bác sĩ Bách tư vấn.
Theo đó, những điều tích cực đôi khi chỉ là những câu chuyện rất đơn giản, đó là nói về kỷ niệm vui của hai người, cùng nhau xem một bộ phim yêu thích, hay khơi gợi lại sở thích ngày xưa đã bị chôn vùi bấy lâu… Khi “kích hoạt” được những điều đó, tâm trạng của cả hai sẽ tốt hơn, tâm trí được thoải mái và dần dần sẽ thoát ra được “hố đen” trầm cảm, lo âu.
Hãy quan tâm, chia sẻ để giúp người thân vượt qua trầm cảm. Ảnh minh họa.
Theo ông Bách, khi một ai đó bị trầm cảm, họ sẽ không định nghĩa được vấn đề gì, đầu óc trống rỗng. Do vậy, sự cảm thông, chia sẻ của những người xung quanh, nhất là người thân là vô cùng quan trọng. Hơn nữa, những người trong gia đình cần có nhìn nhận cả về hành động và lời nói của người đang cần giúp đỡ, nhất là nam giới. Bởi khi đàn ông nói bị trầm cảm, những người xung quanh thường không tin điều đó và hậu quả sau đó sẽ rất khó lường.
Hay khi một người trầm cảm nói “tôi cảm thấy trống rỗng” là khi họ đang muốn được yêu thương và đồng cảm. Khi đó, họ đang gặp vấn đề tâm lý khá trầm trọng. Vì thế, đừng cố gây áp lực hoặc thuyết phục họ làm bất cứ điều gì nằm ngoài vùng an toàn như nói những điều tiêu cực, ép họ ra khỏi nhà..., vì làm như vậy chỉ gây thêm áp lực và khiến họ thu mình lại.
Bác sĩ Bách lưu ý, khi một người trầm cảm nghĩa là khả năng suy nghĩ mạch lạch và hành động ở mức rất thấp so với bình thường, vì vậy cần điều chỉnh kỳ vọng cho phù hợp với họ ở thời điểm đó. Vượt qua trầm cảm là một hành trình vô cùng gian nan và kiên nhẫn, trong đó tình yêu thương và sự đồng hành của người thân đóng vai trò rất quan trọng.
Tin liên quan
Sau khi bị ông hàng xóm dâm ô, bé Phương sợ hãi, thường xuyên khóc đêm, nói bị đau vùng kín. Buồn hơn là, bé thường có thói quen thủ dâm mỗi...
Hơn một thập kỷ tìm con của người lính biên phòng và cô gái H'Mông cuối cùng đã có được thành quả, để làm được điều đó hai vợ chồng người...
Chữa lành là việc nên làm khi nội tâm cơ thể gặp vấn đề, tuy nhiên khi nào nên thực hiện và cách thức ra sao thì không phải ai cũng hiểu.
Khi gặp bế tắc trong công việc, áp lực về tâm lý, không ít bạn trẻ sẵn sàng nghỉ việc để đi "chữa lành", hành động này liệu có thật sự mang...
Tin bài cùng chủ đề Ths.BS Nguyễn Hồng Bách
Dù con vẫn đủ điều kiện lên lớp, nhưng bố mẹ quyết định sẽ cho con lưu ban lại lớp 3, thậm chí là phải chuyển trường chỉ vì muốn rèn con tính kỷ luật, mong con phát triển tốt hơn.