Cứ đi uống bia về là bị vợ tát thẳng mặt và đuổi khỏi nhà, chồng cố nín nhịn, cuối cùng phải đi viện

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 03/06/2024 12:04 PM (GMT+7)

Sau nhiều năm cố gắng chiều vợ nhưng vẫn bị bạo hành, người đàn ông đã phải đến viện tâm thần thăm khám và được kết luận bị rối loạn lo âu.

TS.BS Trần Thị Hồng Thu

- Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương (2016 - nay)

- Nguyên Trưởng khoa Lâm sàng, Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương...

Xem tất cả bài viết của chuyên gia

Sáng 3/6, TS.BS Trần Thị Hồng Thu, Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương (Hà Nội) cho biết, mới tiếp nhận một nam bệnh nhân tên Huy Hùng (35 tuổi, ở Hà Nội) đến khám vì căng thẳng, mất ngủ, luôn cảm thấy lo lắng, sợ hãi về các vấn đề trong cuộc sống. Sau khi thăm khám, anh Hùng được kết luận bị rối loạn lo âu.

Khai thác tiền sử cho thấy, anh Hùng đã kết hôn được 7 năm và là người biết lo lắng cho gia đình, yêu vợ và thương con. Anh cho biết, vợ anh tuy có bề ngoài ưa nhìn, nhưng lại là người không khéo trong giao tiếp, ăn nói cộc cằn, hay nói tục, chửi bậy, nhất là với chồng.

Có những khi nhắn tin nhưng tôi chưa kịp nhắn lại, cô ấy lập tức gọi điện quát tháo, tối về nhà tiếp tục chửi mắng, giật điện thoại trên tay tôi rồi đập vỡ cả màn hình. Những lúc như vậy, vợ tôi xưng “mày-tao” và chửi rất thậm tệ. Hay những hôm tôi đi đá bóng, xong uống với bạn vài cốc bia, về nhà vừa mở cửa cô ấy đã tát thẳng mặt và đuổi tôi ra khỏi nhà. Mỗi lần như vậy, tôi cố gắng nín nhịn để gia đình yên ấm, tránh đi đâu đó để vợ hạ hỏa rồi mới về nhà”, anh Hùng kể.

Ngoài bị bạo hành bằng lời nói, anh Hùng còn bị vợ bạo lực cả thể xác. Ảnh minh họa.

Ngoài bị bạo hành bằng lời nói, anh Hùng còn bị vợ bạo lực cả thể xác. Ảnh minh họa. 

Suốt 7 năm sống dưới sự áp đặt và bạo hành từ vợ, anh Hùng cảm thấy chán nản, suy nghĩ, lo âu và mất ngủ liên tục. Khi các triệu trứng này tăng nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe, anh mới đến viện kiểm tra. Bác sĩ Hồng Thu cho biết, sau khi khám lâm sàng, làm trắc nghiệm tâm lý, người bệnh được chẩn đoán bị rối loạn lo âu, hiện được điều trị bằng thuốc và trị liệu tinh thần.

Theo bác sĩ Hồng Thu, với trường hợp trên, ngoài điều trị về mặt bệnh lý, sự quan tâm của người thân là rất quan trọng. Vợ bệnh nhân cũng cần thay đổi thói quen, cách ứng xử với chồng, bởi đây không đơn thuần là bạo lực về lời nói (bạo lực tinh thần), mà còn bạo lực về thể xác (đánh, tát chồng).

Trong cuộc sống gia đình, nữ giới đa số bị bạo hành về thể chất. Còn nam giới đa số bị bạo hành về tinh thần, thể hiện qua lời nói như mắng chửi, sự thờ ơ, ghẻ lạnh từ người vợ, hoặc ép chồng phải làm những điều họ không mong muốn, bắt phải phục tùng mình”, bác sĩ Thu cho biết.

Việc nam giới nín nhịn khi bị vợ bạo hành khiến các rối loạn tâm thần gia tăng. Ảnh minh họa.

Việc nam giới nín nhịn khi bị vợ bạo hành khiến các rối loạn tâm thần gia tăng. Ảnh minh họa.

Bác sĩ Thu cảnh báo rằng, khi bị bạo hành, nhiều nam giới thường có suy nghĩ “không thèm chấp”, hay có người lại cho rằng “mình là phái mạnh, không phản kháng lại phụ nữ”. Ngoài ra, nhiều người khi bị bạo hành sẽ tìm đến chất kích thích để “giải sầu” như rượu bia, thuốc lá, chính điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ gây rối loạn tâm thần, trong đó có rối loạn lo âu.

Triệu chứng điển hình của rối loạn lo âu là bồn chồn, khó chịu, tim đập nhanh, khó thở, ra mồ hôi, run rẩy; lo lắng quá mức về các vấn đề trong cuộc sống, sợ hãi những điều không tưởng như tai nạn, bệnh tật, cái chết hoặc tránh né các tình huống gây lo âu... Rối loạn lo âu nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến trầm cảm với những biểu hiện như buồn bã, chán nản, mất hứng thú với mọi thứ, thậm chí có ý định tự tử.

Để tránh bị bạo hành, thay vì cố nín nhịn, nam giới cần chia sẻ thẳng thắn với vợ, hoặc nhờ những người thân bên cạnh hỗ trợ, giúp đỡ để cả hai hiểu nhau hơn. Trường hợp cả hai không thể hòa hợp, giải quyết được thì cần có sự can thiệp, giúp đỡ của chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần...

* Tên bệnh nhân đã được thay đổi

Người đàn ông phải vào viện tâm thần vì bị vợ bạo hành
Trong cuộc sống gia đình, do vợ thường xuyên nói to, cằn nhằn nên người chồng suy nghĩ, lo lắng, mất ngủ rồi phải nhập viện tâm thần.

Sức khỏe tâm thần

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề TS.BS Trần Thị Hồng Thu