Vợ giữ tiền của chồng trong trường hợp nào sẽ bị coi là bạo hành? Chuyên gia chỉ cách gỡ rối không cần đến viện

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 06/06/2024 11:51 AM (GMT+7)

Một số nam giới thắc mắc về việc, liệu vợ giữ tiền của chồng có phải là hành vi bạo hành trong gia đình? TS.BS Trần Thị Hồng Thu, PGĐ Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương (Hà Nội) sẽ giải đáp về vấn đề này.

TS.BS Trần Thị Hồng Thu

- Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương (2016 - nay)

- Nguyên Trưởng khoa Lâm sàng, Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương...

Xem tất cả bài viết của chuyên gia
Duy Quảng (42 tuổi, ở Hà Nội) (hoangquang***@gmail.com)

Tôi và vợ trước đây làm cùng cơ quan, tiền lương tháng nào cũng được chuyển vào tài khoản của vợ. Mỗi tuần, vợ cho tôi 200-300.000 đồng “lót ví” để uống nước hoặc phòng xe hỏng.

Sau dịch COVID-19, tôi chuyển sang công ty tư nhân, tiền lương được chuyển vào tài khoản của tôi, nhưng cứ đến ngày nhận lương là vợ lại hạch sách, gắt gỏng, đòi bằng hết thì mới chịu yên. Tôi không hề đồng ý và sẵn sàng lo đóng học cho con, sinh hoạt phí nhưng vợ không chịu vì cho rằng trong nhà chỉ nên có một người được cầm tiền.

Tôi thật sự rất ức chế, nhưng vì muốn gia đình yên ấm nên đành chấp nhận. Nhiều lúc suy nghĩ, là đàn ông đi đâu cứ phải ngửa tay xin tiền vợ, tôi thấy bản thân rất "hèn". Gần đây, khi nhiều người nói về việc nam giới bị bạo hành, tôi băn khoăn vậy như trường hợp của mình có phải bị bạo hành không? Tôi cần phải xử lý tình huống này trong gia đình mình như thế nào?

img alt src/upload/2-2024/images/2024-06-06/tien1-1717642066-309-width530height300.jpg stylewidth: 530px; height: 300px; /Đã có trường hợp phải điều trị tâm lý vì vợ quá khắt khe trong chuyện tiền bạc. Ảnh minh họa.
TS.BS Trần Thị Hồng Thu

Vợ giữ tiền của chồng khi nào được coi là bạo hành?

Gần đây, rất nhiều người quan tâm và đặt câu hỏi: Vợ quản lý tiền của chồng có được coi là bạo hành hay không? Khi đó, có hai trường hợp xảy ra:

- Thứ nhất, nếu hai vợ chồng đã có sự thỏa thuận hoặc chồng đồng ý để vợ giữ tiền, lo các việc chi tiêu, sinh hoạt trong gia đình thì đó không được gọi là bạo hành.

- Thứ hai, dù trong một gia đình nhưng nếu chồng không đồng ý để vợ giữ tiền, thì người vợ cũng không có quyền tịch thu hay lấy tiền của chồng. Trường hợp chồng không đồng ý cho vợ cầm tiền, nhưng vợ dùng hành động, lời nói như mắng chửi, nhục mạ để chồng phải đưa tiền thì đó sẽ coi là hành vi bạo hành.

Tôi cũng đã tiếp nhận và tư vấn cho một nam bệnh nhân 37 tuổi, gặp áp lực vì bị vợ tra khảo về tài chính hàng ngày. Chính vì sự khắt khe của vợ khiến người đàn ông lo lắng, mất ngủ, căng thẳng, nhất là khi giao tiếp với vợ. Thậm chí, người chồng này còn tâm sự rằng, bản thân luôn lo sợ chuyện tiền nong, cảm giác phải trộm những đồng tiền mình kiếm ra để chi tiêu cho những nhu cầu tối thiểu của bản thân.

Vợ giữ tiền của chồng trong trường hợp nào sẽ bị coi là bạo hành? Chuyên gia chỉ cách gỡ rối không cần đến viện - 2Đã có trường hợp phải điều trị tâm lý vì vợ quá khắt khe trong chuyện tiền bạc. Ảnh minh họa. 

Qua đó có thể thấy, sự thấu hiểu, thông cảm, chia sẻ và thống nhất của hai vợ chồng trong vấn đề tài chính gia đình là rất quan trọng. Thậm chí, nếu không có sự khéo léo, tế nhị nó sẽ âm thầm ảnh hưởng đến tâm lý, xa hơn là hạnh phúc gia đình.

Đừng "đu trend" mà phá vỡ hạnh phúc gia đình

Các ông chồng cũng phải nhìn nhận lại rằng, đừng vì “đu trend” nam giới bị bạo hành để vùng lên đòi quyền lợi một cách mù quáng, ảnh hưởng đến cuộc sống vợ chồng. Vấn đề, vợ cầm quyền quản lý tài chính trong gia đình không phải bây giờ mới có, từ lâu ông cha ta đã có câu “đàn ông (chồng) là cái giỏ, đàn bà (vợ) là cái hom”.

Ngụ ý muốn nói về việc chi tiêu tiền bạc hãy để chị em phụ nữ, còn anh em không nên khắt khe trong chuyện tiền bạc. Vì đã là vợ chồng thì phải tin tưởng nhau, trong chi tiêu hàng ngày nên để người phụ nữ đảm nhiệm, còn khi làm việc lớn gì cần đến nhiều tiền thì vợ chồng cùng bàn bạc. Việc quản lý tiền trong gia đình không đơn giản là thu và chi, nó còn thể hiện rõ tầm nhìn, mục tiêu, tính cách và sự khéo léo của người giữ tay hòm chìa khoá.

Vợ giữ tiền của chồng trong trường hợp nào sẽ bị coi là bạo hành? Chuyên gia chỉ cách gỡ rối không cần đến viện - 3Hai vợ chồng hãy chia sẻ và đi đến thống nhất trong việc quản lý, chi tiêu tài chính gia đình. Ảnh minh họa. 

Hãy tôn trọng và lắng nghe chia sẻ của nhau

Trong cuộc sống, đâu đó có thể vẫn xảy ra tình trạng như trường hợp của bạn, nhưng không phải số nhiều. Tốt nhất, hai vợ chồng bạn nên ngồi lại nói chuyện với nhau, để tìm ra những điểm còn bất đồng, khúc mắc, từ đó cùng nhau gỡ rối và đi đến thống nhất. Cũng phải nhấn mạnh rằng, khi nói chuyện, hai bên phải dành cho nhau sự tôn trọng, cùng lắng nghe mới có thể mang lại kết quả tích cực và có lợi nhất cho cuộc sống gia đình.

Trong trường hợp không thể tìm được tiếng nói chung, đặc biệt khi có những dấu hiệu về bạo lực tâm lý thì cần có sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè. Nếu có vấn đề tâm lý tâm thần kèm theo thì phải có sự hỗ trợ của bác sĩ tâm lý, tâm thần.

Để tránh bạo lực tâm lý, cần có sự tuyên truyền mạnh mẽ hơn nữa về bình đẳng giới để mọi người cùng biết và chung thay thực hiện. Hơn nữa, chúng ta cũng nên thay đổi lối suy nghĩ rằng, đàn ông phải chịu gánh nặng kiếm tiền nuôi gia đình, phụ nữ chỉ ở nhà nội trợ, hay vợ được quyền giữ tiền của chồng.

Mọi thắc mắc của bạn đọc về các vấn đề sức khỏe sẽ được các chuyên gia tư vấn trong những bài tiếp theo. Mời quý bạn đọc đón đọc các bài Hỏi đáp bác sĩ vào các ngày thứ 3-5 hàng tuần trên mục Sức khỏe.

Người đàn ông phải vào viện tâm thần vì bị vợ bạo hành
Trong cuộc sống gia đình, do vợ thường xuyên nói to, cằn nhằn nên người chồng suy nghĩ, lo lắng, mất ngủ rồi phải nhập viện tâm thần.

Sức khỏe tâm thần

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề TS.BS Trần Thị Hồng Thu