Loại quả tưởng chừng như đã bị lãng quên bất ngờ lại có giá trị vô cùng lớn khi dịch COVID-19 hoành hành, chuyên gia đông y cho biết nếu tận dụng loại quả này còn có vô vàn lợi ích với sức khỏe.
Bồ kết là loại quả rất quen thuộc với người dân Việt Nam, nhất là ở vùng nông thôn. Thạc sĩ, lương y Vũ Quốc Trung (thành viên Hội Đông y Việt Nam) cho biết, trước kia bồ kết rất có giá trị, dường như nhà nào cũng có, chủ yếu để nấu nước gội đầu.
Tuy nhiên, với sự xuất hiện của nhiều loại dầu gội, bồ kết dần “mất giá” và đã có khoảng thời gian bị lãng quên. Chỉ đến khi dịch COVID-19 xuất hiện và bùng phát, loại quả này lại “trỗi dậy” và có giá rất đắt đỏ nhưng vẫn không có đủ nhu cầu phục vụ.
Theo đó, đa số mọi người tìm mua bồ kết để xông giúp làm thông thoáng đường hô hấp. Lương y Vũ Quốc Trung cho rằng điều này là đúng nhưng cần hết sức cẩn trọng khi dùng, nếu không sẽ tác dụng ngược, gây hại cho sức khỏe.
Theo ông Trung bồ kết đa số được sử dụng khi đã chín đen và khô. Trong đông y, quả bồ kết có vị cay, mặn, tính ôn, hơi có độc. “Bồ kết là loại quả khá đặc biệt, dù không dùng để ăn nhưng mang lại những lợi ích thiết thực ngay lập tức với sức khỏe mà ít loại quả (ăn được) nào làm được”, ông Trung chia sẻ.
Qủa bồ kết bất ngờ được săn lùng trong đại dịch COVID-19, mặc dù trước đó từng bị lãng quên.
Cụ thể, với những người bị ngạt mũi, cảm cúm có thể dùng quả bồ kết đốt sau đó ngửi, tuy nhiên tuyệt đối không sử dụng quá nhiều, không sử dụng với trẻ nhỏ, phụ nữ có thai. Với người lớn, liều dùng chỉ 3 đến 4 quả đốt, sau đó xông khói nhanh giúp thông thoáng, dễ thở.
Ngoài ra, quả bồ kết có thể dùng như một vị thuốc để trừ đờm, kể cả với trường hợp đờm nhiều và đặc. Cụ thể, trong trường hợp đờm ngưng đọng ở phế quản gây bứt rứt khó chịu ở lồng ngực, ngực đầy chướng dẫn đến ho khan, ho nhiều và hen suyễn, nôn ra đờm dãi cũng có thể dùng bồ kết hỗ trợ điều trị. Việc điều trị này phải được thực hiện và hướng dẫn của người có chuyên môn.
Trong đông y, bồ kết còn được dùng để thông tia sữa, thông đại tiểu tiện bí kết gây trung tiện, đặc biệt sau phẫu thuật. Không chỉ có quả, gai bồ kết cũng có thể kết hợp với một vài vị thuốc nhằm chữa mụn nhọt, ung thũng…
Qủa bồ kết có độc nên mọi người phải hết sức lưu ý khi sử dụng.
Ông Trung cũng khuyến cáo, do bồ kết có tính độc nên khi dùng tốt nhất nên có sự tham khảo của người có chuyên môn. Phụ nữ mang thai không dùng bồ kết vì trong loại quả này có chất gây hưng phấn cổ tử cung, khiến dễ sinh non, sảy thai và ảnh hưởng không tốt tới thai nhi.
Những người có tỳ vị yếu cũng không nên dùng bồ kết vì sẽ làm chướng bụng, tức bụng, bụng thường kêu óc ách, ăn uống khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, làm mất ngủ…
Một số bài thuốc từ bồ kết có thể tham khảo:
- Trị ho: Bồ kết 1g, quế chi 1g, đại táo 4g, cam thảo 2g, sinh khương 1g, nước 600ml, sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.
- Thông mũi, tỉnh não: Hãm nước từ trái bồ kết tươi hoặc phơi khô nghiền nhỏ và pha nước uống, hương vị và mùi thơm của bồ kết có tác dụng thông tắc mũi, ngạt mũi, thông khí, sảng khoái tinh thần.
- Trị phụ nữ sưng vú: Gai bồ kết thiêu tồn tính 40g, bạng phấn 4g. Hai vị đều tán nhỏ, trộn đều, mỗi lần uống 4g.
- Trị trẻ nhỏ bị đầy bụng: Đốt quả bồ kết trên bếp than, hứng khói vào bàn tay hoặc lá trầu rồi ép vào bụng trẻ.
- Trị giun kim: Dùng bồ kết đốt tồn tính tán bột, trộn với dầu đậu phộng hoặc dầu mè tẩm vào bông để vào trong hậu môn, làm vào buổi tối, liên tiếp 3 ngày, mỗi ngày một lần.
- Trị mụn nhọt bọc không vỡ mủ: Gai bồ kết 5 - 10g nấu nước uống. Có thể phối hợp gai bồ kết với kim ngân hoa, cam thảo, mỗi vị 2- 8g, sắc nước uống.
Tin liên quan
Tết với mọi người là giây phút đoàn viên, sum họp bên gia đình. Nhưng với những đứa trẻ không may mắc ung thư, Tết chỉ là thời gian tạm nghỉ...
Tin bài cùng chủ đề Ths.Lương y Vũ Quốc Trung
Các nhà khoa học đã phát hiện ra, cây rau càng cua giàu kali, canxi và chứa chất có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư.