Mỗi ngày phải nghe ba mẹ phàn nàn về việc học không như ý muốn, bé Quỳnh dần rơi vào trạng thái lo lắng, áp lực. Khi không thể chia sẻ được với ai, bé gái đã giải tỏa bằng cách tự hại mình.
Ths.BS Phạm Minh Triết, Nguyên Trưởng khoa Tâm Lý, Bệnh viện Nhi đồng 1, hiện là nghiên cứu sinh tại Trường Nghiên cứu Tâm lý, Đại học Quốc...
Cha mẹ cũng cần điều chỉnh tâm lý
Mới đây, bé Hoàng Như Quỳnh (13 tuổi, ở Bình Dương) được ba mẹ đưa đi khám tâm lý do thường xuyên bứt tóc đến nỗi một bên đầu không còn tóc, phải đội nón để che lại. Ths.BS Phạm Minh Triết, nguyên Trưởng khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) là người trực tiếp khám và trò chuyện với ba mẹ bệnh nhi.
Thường xuyên bị cha mẹ phàn nàn về việc học khiến bé Quỳnh rơi vào trạng thái lo sợ, áp lực. Ảnh minh họa.
Bác sĩ Triết cho biết, Quỳnh bị rối loạn bứt tóc còn gọi là Hội chứng nghiện giật tóc (hair pulling disorder hoặc trichotillomania). Đây là một rối loạn phổ biến ở trẻ em và thanh niếu niên. Khi mắc hội chứng này, bệnh nhân buộc phải thường xuyên bứt lông hay tóc ra khỏi các vùng như da đầu, lông mày và lông mi.
Mặc dù, người mắc chứng bệnh này biết hậu quả, nhưng vẫn không thể kiềm chế bản thân. Khi cảm thấy chán nản, người bệnh sẽ giật tóc để làm dịu bản thân dẫn đến bị hói làm ảnh hưởng đến ngoại hình. Trường hợp biến chứng sẽ dẫn đến nhiễm trùng, rụng tóc vĩnh viễn, chấn thương và bị tắc nghẽn tiêu hóa do nuốt tóc.
Theo bác sĩ Triết, với bệnh nhân mắc rối loạn bứt tóc, việc điều trị sẽ phụ thuộc vào độ tuổi. Trẻ ở tuổi thiếu niên như Quỳnh sẽ được điều trị bằng thuốc và can thiệp hành vi. Do rối loạn bứt tóc thường đi kèm với các rối loạn lo âu trầm cảm và rối loạn ám ảnh - cưỡng chế… nên bệnh nhân cũng được đánh giá và điều chỉnh. “Sau 3 tháng điều trị, bệnh nhi không còn bứt tóc ở đầu mà chuyển sang bứt lông ở vùng dưới cánh tay, chúng tôi phải chuyển sang khám và điều trị tâm lý cho trẻ”, bác sĩ Triết chia sẻ.
Sau một thời gian dài khám tâm lý, Quỳnh mới cho biết là thường xuyên cảm thấy lo lắng và áp lực vì ba mẹ hầu như ngày nào cũng than phiền về việc học của mình. Quỳnh chia sẻ với bác sĩ, trong những năm ở bậc tiểu học, em luôn đạt học sinh xuất sắc. Khi bước vào bậc trung học cơ sở, sức học của bé gái dần thụt lùi khiến ba mẹ không bằng lòng.
Nhất là khi Quỳnh bước vào năm học lớp 7, kết quả các môn học yếu hơn hồi lớp 6. Vì vậy, bé gái ngày nào cũng phải nghe ba mẹ than phiền. Những khó chịu cóp nhặt từng chút kéo dài nhiều ngày khiến Quỳnh rơi vào áp lực, lo lắng, cảm thấy tự ti và ngại giao tiếp với mọi người. “Mỗi khi nghe ba mẹ than phiền là con tự bứt tóc mình để không bị căng thẳng”, Quỳnh nói với bác sĩ Triết.
Đã có nhiều trường hợp bệnh nhi phải cấp cứu vì chứng bứt tóc ăn. Ảnh: BVCC.
Ban đầu, ba mẹ nữ sinh chỉ nghĩ rằng, đó là thói quen tạm thời của con. Cho đến khi tình trạng của bé quỳnh ngày một nặng, không dám đi ra ngoài và ngại giao tiếp họ mới nghi ngờ con mắc bệnh về tâm lý. “Việc điều trị của bệnh nhi lúc này không chỉ dừng lại ở thuốc, can thiệp hành vi mà chúng tôi còn phải thay đổi mức độ mong đợi cũng như cách nói chuyện giữa phụ huynh đối với Quỳnh. Nhờ vậy, sau 6 tháng điều trị tình trạng của nữ sinh mới cải thiện. Dù lúc đó vẫn còn nhiều mâu thuẫn giữa phụ huynh và Quỳnh chưa được giải quyết, nhưng họ tự ngưng điều trị cho con” bác sĩ Triết chia sẻ.
Theo bác sĩ Triết, rối loạn bứt tóc là một rối loạn tâm lý đặc trưng bởi hành động tự giật tóc, nhổ tóc do một ý chí thôi thúc không cưỡng lại được. Nguyên nhân cụ thể của rối loạn này chưa rõ ràng, có thể là do khiếm khuyết về trí tuệ, rối loạn tâm thần, chấn động tâm lý từ thơ ấu, gặp căng thẳng quá mức hoặc có thể là do thiếu sắt hay mắc bệnh celiac.
“Rối loạn này cũng thường liên quan đến căng thẳng sau sang chấn và có thể bị kích hoạt bởi căng thẳng. Một quan điểm khác cho rằng việc kéo tóc có thể trở thành một thói quen gây nghiện hoặc tăng cường tiêu cực, do liên quan đến căng thẳng và cảm giác giảm nhẹ sau đó”, bác sĩ Triết chia sẻ.
Trẻ tuổi dậy thì dễ bị rối loạn tâm lý, cha mẹ cần quan tâm, thấu hiểu con hơn
Giai đoạn tuổi dậy thì trẻ không chỉ có những thay đổi về sinh lý, mà tâm lý cũng có sự thay đổi rất phức tạp nên dễ rơi vào tình trạng rối loạn tâm lý tuổi dậy thì. Nếu không được quan tâm và hướng dẫn đúng cách, có thể khiến các em rơi vào khủng hoảng, dẫn tới nhiều sự việc đáng tiếc xảy ra. Câu chuyện của bé Quỳnh là một cảnh bảo. Vì vậy, cha mẹ cần:
- Hãy nói chuyện với con thường xuyên bằng sự cởi mở và chân thành.
Thay vì chỉ trích, cha mẹ hãy khéo léo tâm sự, chia sẻ với trẻ để hiểu con hơn. Ảnh minh họa.
- Chia sẻ cho con những kinh nghiệm của bản thân và những lo lắng mà bố mẹ đã từng trải qua ở tuổi dậy thì. Điều này tạo cho con cảm giác con không đơn độc và không có gì phải lo lắng.
- Cha mẹ hãy tự trang bị các kiến thức về rối loạn tâm sinh lý tuổi dậy thì để hiểu con hơn.
- Hãy khéo léo chú ý đến từng hành vi của con để có thể hiểu và thông cảm với con, đồng thời tránh cho trẻ rơi vào mặc cảm, tự ti.
- Khuyến khích con tham gia những hoạt động tập thể, hoạt động xã hội để con có thể tự tin, năng động hơn, tránh xa các tiêu cực không nên xảy ra.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với các loại phim ảnh, trò chơi bạo lực hoặc các văn hóa phẩm đồi trụy...
- Đừng quá áp đặt vào việc con phải học giỏi, đạt thành tích tốt khi trẻ tham gia vào động nào, mà hãy hãy động viên, khuyến khích. Bởi năng lực của mỗi trẻ sẽ khác nhau, có khi trẻ không giỏi lĩnh vực này mà giỏi lĩnh vực khác.
* Tên bệnh nhân đã được thay đổi.
Tin liên quan
Với trẻ ở tuổi vị thành niên, ám ảnh ngoại hình ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tâm lý và cuộc sống, có thể khiến trẻ phát sinh những...
Một người ra đi, tám người được hồi sinh. Đằng sau nghĩa cử ấy là những câu chuyện còn dang dở, những nỗi nhớ khôn nguôi…
Dù kết quả học tập luôn ở top đầu của lớp, cô nữ sinh vẫn không bằng lòng và cho rằng mình kém cỏi, từ đó có hành động tự hành hạ bản thân.
Từng là một học sinh giỏi nhiều năm và có nhiều hoạt động tích cực, sau khi có bài kiểm tra 15 phút được 8 điểm, Lan Anh trở nên lo lắng,...
Tin bài cùng chủ đề Ths.BS Phạm Minh Triết
Sau 7 năm điều trị rối loạn gắn bó, tình trạng bé Yến Phương có cải thiện, học tốt một số môn, nhưng vẫn khó tập trung, khó kiểm soát cảm xúc và rất sợ khi được ở gần bố.