Đa số trẻ mắc COVID-19 có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng, tuy nhiên có một nhóm trẻ có nguy cơ trở nặng và cần đặc biệt lưu ý. Đó là những nhóm trẻ nào và bố mẹ cần lưu ý gì? TS.BS Trương Hữu Khanh - Phó Chủ tịch thường trực Hội Truyền nhiễm TP.HC
Nguyên trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM
Chào bác sĩ!
Gia đình tôi đang có 2 con ở độ tuổi chưa tiêm vắc xin và chưa bị mắc COVID-19 nhưng tình hình dịch bệnh hiện nay rất căng thẳng và nguy cơ mắc rất lớn. Trong khi tôi đọc các thông tin thì thấy rất nhiều người chia sẻ rằng, trẻ mắc bệnh lý nền thường sẽ trở nặng, thậm chí nguy kịch nên tôi khá lo lắng.
Bác sĩ cho tôi hỏi nhóm trẻ nào mắc COVID-19 sẽ trở nặng và bố mẹ cần phải làm gì để đề phòng và hạn chế những biến chứng có thể xảy ra?
Xin cảm ơn bác sĩ!
Theo Bộ Y tế hiện nay tỷ lệ mắc COVID-19 của trẻ dưới 18 tuổi ở nước ta là 19,2%, tương đương khoảng 490.000 trẻ. Trong đó có 4,8% trẻ từ 13-17 tuổi; 8% trẻ 6-12 tuổi; 2,8% trẻ từ 3-5 tuổi và 3,6% trẻ từ 0-2 tuổi.
Cả nước ghi nhận 165 trẻ mắc COVID-19 tử vong, chiếm 0,42% so với tỷ lệ tử vong chung. Dù tỷ lệ trẻ tử vong không cao, nhưng chúng ta không nên chủ quan, cần phải đặc biệt bảo vệ nghiêm ngặt nhóm trẻ có bệnh lý nền, nguy cơ tử vong cao khi mắc COVID-19.
Một số các yếu tố nguy cơ khiến trẻ mắc COVID-19 trở nặng gồm:
- Trẻ đẻ non, cân nặng thấp.
- Mắc các bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa, béo phì.
- Bệnh hô hấp mạn tính, hen phế quản, viêm phế quản co thắt…
- Bệnh tim bẩm sinh.
- Suy giảm miễn dịch bẩm sinh, mắc phải (HIV, điều trị corticoid kéo dài).
- Bệnh thận mạn.
- Ung thư, huyết học (bệnh hồng cầu hình liềm)…
Trẻ nhỏ có bệnh nền mắc COVID-19 có nguy cơ trở nặng hơn so với các trẻ khác, tuy nhiên không phải trẻ nào có bệnh nền cũng trở nặng. Ảnh minh họa.
Đối với các bậc phụ huynh có con mắc các bệnh lý hoặc có những yếu tố nguy cơ trên cần phải tiêm vắc xin sớm cho trẻ khi đủ điều kiện theo quy định hiện hành. Đồng thời phải bảo vệ trẻ, tránh tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm bằng việc thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ Y tế.
Ngoài tiêm vắc xin khi đủ điều kiện quy định, các gia đình cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách bổ sung dinh dưỡng, tập luyện; kiểm soát tốt các bệnh mạn tính; tránh để trẻ bị nhiễm lạnh; đảm bảo thông khí tốt trong môi trường sống, học tập.
Bên cạnh đó cần chú ý vệ sinh bàn tay cho trẻ, đây là yếu tố rất quan trọng vì trẻ hiếu động chơi, cầm nắm xong là đưa tay lên mắt mũi miệng; sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc người khác. Đồng thời hướng dẫn, tập luyện thường xuyên các biện pháp phòng chống cho trẻ; hướng dẫn trẻ để rác thải đúng nơi quy định.
Trường hợp trẻ có các bệnh lý nền như đã kể trên nếu mắc COVID-19, điều đầu tiên các bậc phụ huynh nên bình tĩnh, rồi khai báo tới các cơ sở y tế quản lý trực tiếp địa bàn mình sinh sống. Đôi khi chính sự lo âu của người lớn mới ảnh hưởng nhiều đến trẻ.
Trường hợp trẻ được tiêm vắc xin, không có triệu chứng trở nặng thì thực hiện chăm sóc, cách ly như bình thường, làm theo sự hướng dẫn tư vấn của bác sĩ. Thậm chí không cần phải nhập viện nếu không có các dấu hiệu chuyển nặng, việc nhập viện hay không các nhân viên y tế sẽ căn cứ vào triệu chứng và xét nghiệm lâm sàng để đưa ra quyết định.
Mọi thắc mắc của bạn đọc về các vấn đề sức khỏe sẽ được các chuyên gia tư vấn trong những bài tiếp theo. Mời quý độc giả đón đọc các bài Hỏi đáp bác sĩ vào các ngày thứ 3-5 hàng tuần trên mục Sức khỏe. |
Tin liên quan
Trường hợp bị phản ứng nặng hơn sau tiêm vắc xin mũi 3 liệu có bất thường và bị nổi hạch có ảnh hưởng gì không? TS.BS Trương Hữu Khanh,...
Do môi trường sống gần nguồn nước bẩn hoặc bùn đất mà nhiều loại rau củ dễ bị nhiễm ký sinh trùng. Khi không được chế biến, bảo quản đúng...
Nhiều trường hợp trẻ bị co giật, ngất sau tiêm vắc xin COVID-19 không phải do vắc xin mà xuất phát từ yếu tố tâm lý và tác động từ môi...
Siêu kháng thể của các bệnh nhân này còn chống lại mạnh mẽ các biến thể SARS-CoV-2 mới, khác với biến thể họ từng nhiễm.
Tin bài cùng chủ đề TS.Bs.Trương Hữu Khanh
Theo các bác sĩ, vi khuẩn bạch hầu lây qua giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi, nhưng chỉ những người chưa tiêm vắc xin hoặc có kháng thể yếu mới có nguy cơ mắc bệnh.