Trẻ bị viêm da cơ địa, giao mùa nên chăm sóc thế nào cho bớt ngứa?

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 05/10/2021 15:35 PM (GMT+7)

Khi trẻ bị viêm da cơ địa, nhiều bố mẹ rất lo lắng các biến chứng và không biết phải chăm sóc trẻ như thế nào cho đúng. Những thắc mắc này sẽ được TS.BS Phạm Thị Mai Hương – Phụ trách khoa Khám bệnh Đa khoa, kiêm trưởng khoa Da liễu, Bệnh viện Nhi Trung ư

Lê Thị Quỳnh Chi (chimeb******@gmail.com)

Cứ mỗi khi thay đổi thời tiết, chuyển mùa, con tôi lại ngứa ngáy, ảnh hưởng đến cả bữa ăn, giấc ngủ. Đi khám ở BV Nhi Trung ương, con tôi được chẩn đoán bị viêm da cơ địa. Bác sĩ cho tôi hỏi, viêm da cơ địa có biến chứng nguy hiểm không và phải chăm sóc con ở nhà thế nào?

Xin cảm ơn bác sĩ!

Trẻ bị viêm da cơ địa, giao mùa nên chăm sóc thế nào cho bớt ngứa? - 1
TS.BS Phạm Thị Mai Hương

Không chủ quan với nốt sần đỏ trên da

Viêm da cơ địa có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhiều ở trẻ em. Bệnh xuất hiện quanh năm, tuy nhiên thời tiết chuyển mùa, nhất là mùa lạnh, hanh khô là thời điểm bệnh xuất hiện nhiều hơn. Thực tế, thời gian gần đây, trẻ đến khám và điều trị do viêm da cơ địa tại khoa Da liễu - Bệnh viện Nhi Trung ương có xu hướng gia tăng.

Viêm da cơ địa là bệnh viêm da tái phát, mãn tính, chủ yếu gặp ở trẻ em và có liên quan tới cơ địa dị ứng. Bình thường da có một lớp màng bảo vệ, giúp ngăn nước trong da không bị bốc hơi và bảo vệ da khỏi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.

Tuy nhiên, ở người viêm da cơ địa, lớp màng bảo vệ bị tổn thương, da bị khô, mất nước, các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập và làm xuất hiện các nốt mẩn đỏ, mụn nước ngứa ngáy trên da.

Hiện nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm da cơ địa chưa được xác định rõ nhưng có một số yếu tố chính gây bệnh như tổn thương hàng rào bảo vệ da, môi trường, di truyền và miễn dịch.

span stylecolor:null;Một trường hợp trẻ nhỏ bị viêm da cơ địa do thời tiết./span

Một trường hợp trẻ nhỏ bị viêm da cơ địa do thời tiết.

Môi trường cũng là một yếu tố quan trọng làm khởi phát bệnh cũng như làm bệnh nặng thêm như thời tiết, khí hậu hanh khô, các dị nguyên hô hấp như mạt bụi nhà, phấn hoa, lông súc vật, hoặc dị nguyên thức ăn như trứng, sữa, lạc, tôm, cua….

Về triệu chứng, trẻ bị viêm da cơ địa có biểu hiện khác nhau tùy theo từng giai đoạn bệnh. Cụ thể, ở giai đoạn cấp tính, tổn thương là mụn nước dập vỡ trên nền rát đỏ, rỉ dịch, tạo thành vảy tiết…, thường hay gặp ở trán, má, cằm và nếu nặng hơn có thể lan ra các chi và thân mình.

Sang giai đoạn bán cấp, triệu chứng bệnh nhẹ hơn, các rát sần trên nền da đỏ, tập trung thành mảng hoặc rải rác, thường thấy ở mặt duỗi các chi. Tới giai đoạn mạn tính, da trẻ dày khô, vết nứt da đau, thường ở các nếp gấp lớn, lòng bàn tay, lòng bàn chân, cổ tay, cổ chân…

Biến chứng của viêm da cơ địa

Nếu không được chẩn đoán, điều trị và chăm sóc da kịp thời, bệnh viêm da cơ địa có thể gây ra một số tình trạng phiền toái cho trẻ như:

- Ngứa - có thể khiến trẻ quấy khóc, khó ngủ, ngủ không ngon giấc;

- Kém ăn, chậm lớn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ;

- Thương tổn da có thể bị bội nhiễm vi khuẩn (tụ cầu), virus (HSV), nấm…làm bệnh viêm da cơ địa trầm trọng hơn, khó điều trị cũng như tiên lượng.

Đối với một số trẻ lớn, viêm da cơ địa có thể có những ảnh hưởng tâm lý làm trẻ thiếu tự tin do ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Nguyên tắc điều trị viêm da cơ địa là phục hồi hàng rào của da, kiểm soát nhanh đợt cấp bằng thuốc chống viêm. Đồng thời duy trì tình trạng ổn định của bệnh bằng việc giữ ẩm da. Việc dùng thuốc chống viêm corticosteroid dạng bôi phải có sự chỉ định của bác sĩ.

Trẻ bị viêm da cơ địa, giao mùa nên chăm sóc thế nào cho bớt ngứa? - 3

Viêm da cơ địa nếu không được phát hiện, điều trị kịp hời có thể gây ra biến chứng cho cơ thể.

Cách chăm sóc cho trẻ bị viêm da cơ địa

- Cha mẹ nên cho trẻ mặc quần áo chất liệu cotton, mềm, dễ thấm hút, hạn chế để đồ len, dạ tiếp xúc trực tiếp vào da của trẻ. Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cũng cần hạn chế mặc đồ len, dạ thô ráp khi bế ẵm trẻ.

- Cha mẹ không nên bôi, tắm cho trẻ bằng các nước lá không rõ nguồn gốc vì đây chính là nguyên nhân làm tình trạng bệnh của trẻ nặng thêm.

- Luôn luôn chú ý loại bỏ các yếu tố kích ứng làm cho tình trạng của bệnh nặng lên ví dụ như bụi, mạt nhà, phấn hoa, lông súc vật,..

- Không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng hoặc thực phẩm lạ.

- Ngoài ra, những trẻ bị viêm da cơ địa nên tắm bằng những loại sữa tắm dịu nhẹ, ít kích ứng và có tính chất dưỡng ẩm, tắm nước không quá nóng và không nên ngâm trẻ quá lâu.

Khi thấy trẻ có biểu hiện mẩn đỏ, khô da nhiều, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám xác định căn nguyên, điều trị kịp thời, tránh xảy ra biến chứng.

Con 6 tuổi vào viện cấp cứu, bố mẹ mới biết con viêm dạ dày vì kiểu ăn uống này
Viêm loét dạ dày, tá tràng thường gặp ở người lớn nhưng không ít trẻ nhỏ mới vài tuổi đã nhập viện vì thủng, loét dạ dày. Chuyên gia cho rằng, điều...

Bệnh dạ dày

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Nên ăn nhiều rau xanh, củ quả để bảo vệ trái tim, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Rau củ là nguồn cung cấp kali, magie tự nhiên rất quan...

Tin bài cùng chủ đề Viêm da cơ địa