Bé sơ sinh viêm da mưng mủ khắp lưng vì sai lầm của bà nội

Ngày 03/08/2019 00:08 AM (GMT+7)

Chỉ vì quan niệm nằm than sai lầm và cổ hủ của bà nội, bé sơ sinh mới 20 ngày tuổi đã viêm da mưng mủ cả phần lưng.

Mới đây, bác sĩ chuyên khoa Nhi, Nguyễn Thanh Sang vừa chia sẻ trên trang cá nhân của mình câu chuyện về một trường hợp bé sơ sinh mới khoảng 20 ngày tuổi đã mưng mủ do viêm da mà nguyên nhân xuất phát từ chính quan niệm sai lầm của người lớn.

“Hôm nay khám cho một bé bị viêm da mủ nặng nề vì bà nội bắt mẹ và bé nằm than. Bé đầu sinh bên nhà ngoại nên chẳng sao, bé sau sinh tại nhà nội và rồi phải theo lời bà nội. Cũng may mẹ thấy không ổn cho con, nhờ chồng can thiệp thì ông ậm ừ không làm vì xưa bà nội cũng nuôi vậy có sao đâu. Cuối cùng mẹ bé gọi điện thoại nhờ người chị gái (dì của bé) qua thăm và ép đưa đi khám. Lật cái lưng bé lên thì hỡi ơi muốn té ngửa. Cũng may người dì có tâm và cương quyết chứ nếu không thì cũng không biết ra sao”, bác sĩ chia sẻ trong bài viết của mình.

Bé sơ sinh viêm da mưng mủ khắp lưng vì sai lầm của bà nội - 1

Hình ảnh lưng bé mưng mủ do viêm da.

Theo lời kể của người nhà, thậm chí sau khi bé đã có những dấu hiệu mưng mủ ở vùng lưng, bà nội bé còn đòi đi xin lá về để nấu chà lưng cho cháu mình.

“Mình chia sẻ để mọi người hiểu rằng da em bé sơ sinh mỏng manh và không giống da người lớn đâu. Đối với chúng ta là ấm áp thì với bé con có thể là bỏng rộp da rồi. Chưa kể, việc phòng kín mít như cấu trúc nhà hiện nay sẽ gây ra tình trạng ngộ độc khí than. Người lớn còn thấy ngột ngạt để đi ra ngoài còn trẻ con nằm đó chỉ cần không chú ý là ngưng thở ngay. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng không nên bôi dầu chàm, gừng lên da cho bé. Vì da bé mỏng nên dầu có thể thẩm thấu trực tiếp vào người con chứ không phải chỉ tác dụng ngoài da như da người lớn”, bác sĩ Sang phân tích.

Bé sơ sinh viêm da mưng mủ khắp lưng vì sai lầm của bà nội - 2

Nguyên nhân tình trạng viêm da của bé được xác định là do nằm than.

Phân tích về nguy cơ có thể xảy ra khi bà bầu nằm than, các chuyên gia cho rằng việc nằm than sau khi sinh lợi ít mà hại thì nhiều, bởi vì:

- Than khi đốt cháy sinh ra khí CO2. Đây là khí độc không tốt cho mẹ, đặc biệt là con nhỏ. Hệ hô hấp của bé còn yếu mà lại được đặt trong căn phòng “ngập tràn” CO2 khiến bé hít thở khó khăn, có trường hợp dẫn tới ngạt thở tử vong. CO2 cũng khiến cho bé mắc các bệnh về phổi sau này.

- Nhiệt độ của bếp than không phải lúc nào cũng giống nhau. Có lúc nóng hừng hực, có lúc tắt ngấm. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột làm cơ thể yếu và mệt mỏi hơn.

- Hằng năm, có vài vụ trẻ sơ sinh bị bỏng do nằm than. Lửa than bén lên giường, nệm gây cháy và làm bỏng bé.

- Sự bí bách do nằm than cũng là nguyên nhân khiến hai mẹ con bị nổi mẩn đỏ.

- Phòng bà đẻ ngày nay chủ yếu là phòng kín, phòng có máy lạnh. Phòng kín khiến CO2 không thoát ra ngoài dẫn tới làm ngạt thở.

Tục nằm than này xuất phát từ miền Bắc hay Bắc Trung Bộ, nơi mà nhiệt độ mùa rét xuống rất thấp nên cần nằm than tránh con mất thân nhiệt. Tuy nhiên tục lệ này được thực hiện trong hoàn cảnh ngày xưa nước ta với những ngôi nhà tranh, hở tứ phía, chưa có điều kiện sưởi ấm tốt như bây giờ. Hoặc có thể ngày xưa ông bà ta thường nằm than trong điều kiện những căn nhà trần cao, mái lá và thoáng hơn những nhà xây 4 vách tường xi măng như bây giờ. Do đó các bác sĩ khuyến cáo tuyệt đối không để cho mẹ và bé sơ sinh nằm than sau khi mới sinh vì nó sẽ tiềm ẩn nhiêu nguy cơ không tốt đối với sức khỏe.

Đưa ra lời khuyên cho trẻ sơ sinh và mẹ, bác sĩ Sang khuyến cáo:

- Tuyệt đối không nằm than

- Không kiêng cữ tắm trong tháng đầu tiên vì việc này làm tăng lượng vi khuẩn trên da, các chất tiết của mẹ... sẽ khiến con tăng nguy cơ nhiễm trùng giai đoạn sơ sinh.

- Vận động bình thường

- Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ giai đoạn chăm con.

- Không kiêng khem ăn uống

Nữ sinh bị vỡ tử cung, mất khả năng làm mẹ vì tự ý làm điều này khi mang bầu
Vì không muốn có con, cô gái trẻ đã liều lĩnh làm một việc nguy hiểm dẫn tới vỡ tử cung, tương lai làm mẹ cũng rất khó khăn.
Huy Vân
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các bệnh khác