Lệ nghĩ chị đã cứu con khi quyết tâm giữ đứa trẻ, không ngờ đứa trẻ mới là người cứu mạng chị. Câu chuyện sau này kể lại khiến ai cũng cảm động.
Chị Lưu Tân Lệ, một giáo viên mẫu giáo người Trung Quốc sau 5 lần sảy thai cuối cùng cũng giữ được con vượt qua 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên ít ai biết, trong một lần đi siêu âm định kỳ, bác sĩ nói với cô rằng cô bị thiếu máu bất sản cấp tính, tốt nhất là nên bỏ con, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Chị Lệ vẫn khăng khăng sinh con. Kết quả là đứa trẻ thực sự vẫn có thể sinh non nhưng chào đời với một cơ thể trắng tái, hầu như không có máu chảy bên trong.
Hóa ra lý do tại sao bà mẹ 8X có thể sinh sản suôn sẻ là do "hội chứng thai nhi truyền máu cho mẹ" xảy ra. Trong bụng chị Lệ, em bé đã truyền máu qua nhau thai cho mẹ bị thiếu máu, để mẹ có thể vượt cạn an toàn. May mắn, đứa trẻ mạng lớn cũng đã được các bác sĩ tích cực hồi sức, truyền máu nên bắt đầu hồng trở lại, hơi thở cũng đều hơn.
Lưu Tân Lệ nghĩ chị đã cứu con khi quyết tâm giữ đứa trẻ, không ngờ đứa trẻ mới là người cứu mạng chị. Câu chuyện sau này kể lại khiến ai cũng cảm động.
Thực tế, 9 tháng trong bụng, thai nhi đã bí mật bảo vệ mẹ rất nhiều mà mẹ không hề biết.
Tiết ra tế bào gốc để tăng khả năng miễn dịch cho mẹ.
Uống thuốc là việc bất đắc dĩ nhất của các bà mẹ mang thai. Trừ khi bị cảm lạnh nặng, nếu không mẹ bầu luôn tránh không uống thuốc vì sẽ có hại cho thai nhi.
Nhưng tại thời điểm này, trên thực tế, em bé cũng đang cố gắng bảo vệ mẹ. Thai nhi tiết ra một số tế bào gốc để tăng cường sức đề kháng của người mẹ, rất hữu ích cho các bà mẹ để ngăn ngừa bệnh tật. Không chỉ vậy, tế bào gốc còn có thể giúp ức chế tế bào ác tính. Phụ nữ đã trải qua quá trình mang thai và sinh nở ít có khả năng phát triển u xơ tử cung hơn.
Thai nhi giúp tim mẹ hoạt động tốt hơn.
Ngay cả khi người mẹ có dung tích phổi rất tốt trước khi mang thai, khi mang bầu, họ vẫn có thể sẽ thở rất nặng nhọc. Điều này là do, thể tích của em bé trong bụng mẹ ngày càng lớn sẽ dần dần đè vào các cơ quan nội tạng của người mẹ, đặc biệt là trái tim.
Nhưng nếu mẹ bầu để ý, sẽ thấy rằng sau một thời gian, chuyện khó thở sẽ từ từ cải thiện. Đây thực sự là do các tế bào nhau thai em bé tiết ra để giúp mẹ, khiến trái tim người mẹ mạnh mẽ hơn.
Kiểm soát chiều cao và bảo vệ tử cung của mẹ bầu.
Bác sĩ lâm sàng nói rằng mặc dù cân nặng khi sinh của mỗi em bé là khác nhau, nhưng chiều cao gần tương đương như nhau, khoảng 50 cm. Tại sao? Đây thực sự là một “hành động” bảo vệ cho người mẹ mang thai. Mặc dù tử cung của phụ nữ có độ đàn hồi, có thể tiếp tục phát triển khi thai nhi to lên, nhưng không gian của tử cung vẫn còn hạn chế. Để hỗ trợ tử cung của người mẹ, thai nhi sẽ chỉ phát triển đến khoảng 50 cm.
Hợp tác với mẹ trong quá trình sinh và cố gắng chui ra ngoài.
Quá trình sinh nở tương đương với hàng trăm mảnh xương bị bẻ gãy, và người mẹ thật tuyệt vời. Nhưng thực tế, người mẹ không đơn độc trong cuộc chiến, đứa bé cũng đang “làm việc” chăm chỉ. Thai nhi trong bụng mẹ cũng luôn cố găng để tìm cơ hội chui ra ngoài. Mặc dù, đôi khi vì một số lý do đặc biệt, chẳng hạn như vị trí của thai nhi không chính xác, dây rốn quanh cổ và các yếu tố khác, thai nhi thực sự không thể hợp tác với mẹ, nhưng miễn là mẹ có thể sinh thường, em bé sẽ luôn hỗ trợ mẹ.