Mừng húm được về ngoại ở cữ, hết 1 tháng quay về nhà chồng, tôi điếng người khi mở cửa phòng

Quỳnh Chi (ghi) - Ngày 27/11/2022 06:00 AM (GMT+7)

Về nhà, tôi bế thẳng con vào phòng ngủ. Chồng đột ngột gọi vợ lại lúng túng muốn nói lại thôi, sau đó anh thở dài bảo tôi cứ vào phòng sẽ biết.

Lúc ấy sắp đến ngày dự sinh, tôi ngỏ ý với mẹ chồng muốn được về ngoại ở cữ khoảng 1 tháng. Mẹ chồng lập tức đồng ý khiến tôi mừng lắm. Bình thường bà có phần khắt khe, luôn quan niệm con dâu về nhà chồng thì là người nhà chồng. Không ngờ trong chuyện này bạn lại tâm lý và chiều ý con dâu đến thế.

Tôi sinh thường mẹ khỏe con khỏe, sau 3 ngày ở viện hai mẹ con tôi về thẳng nhà ngoại cách nhà chồng 50km. Trong thời gian ở bên ngoại, chồng tôi tuần nào cũng sang, mẹ chồng sang một lần, tôi cũng không đòi hỏi nhiều. 

Một tháng ở cữ bên ngoại được mẹ đẻ chăm sóc cẩn thận, con ăn ngủ tốt, sức khỏe của tôi thì hồi phục gần như hoàn toàn. Mẹ tôi bảo thôi về bên nội cho ông bà đỡ nhớ cháu, cho chồng tôi được gần con. Vậy là tròn một tháng ở bên ngoại, tôi và con được chồng sang đón về.

Lúc ấy sắp đến ngày dự sinh, tôi ngỏ ý với mẹ chồng muốn được về ngoại ở cữ khoảng 1 tháng. (Ảnh minh họa)

Lúc ấy sắp đến ngày dự sinh, tôi ngỏ ý với mẹ chồng muốn được về ngoại ở cữ khoảng 1 tháng. (Ảnh minh họa)

Về nhà, tôi bế thẳng con vào phòng ngủ. Chồng đột ngột gọi vợ lại lúng túng muốn nói lại thôi, sau đó anh thở dài bảo tôi cứ vào phòng sẽ biết. Vừa mở cửa phòng ngủ của hai vợ chồng ra, tôi không khỏi sợ ngây người, tưởng mình đi nhầm phòng.

Đồ đạc của chúng tôi không thấy đâu, thay vào đó là những món đồ dùng hoàn toàn xa lạ. Trong phòng bừa bộn, quần áo và vật dụng lộn xộn, vương vãi khắp nơi. Tôi hốt hoảng hỏi chồng, anh ngập ngừng kể lại mọi chuyện.

Chồng tôi bảo chị chồng đã nộp đơn ly hôn ra tòa nên đưa 2 con về nhà mẹ đẻ. Nhà chồng vốn không rộng, chỉ có 3 phòng ngủ. Trước đó một phòng ngủ nhỏ được chồng tôi dùng làm phòng làm việc. Bây giờ chị chồng dẫn hai con về, vợ chồng tôi chuyển sang phòng ngủ nhỏ đó, nhường căn phòng rộng hơn này cho 3 mẹ con chị ấy. 

Lúc ấy tôi mới rõ mẹ chồng đã dự định đón con gái về. Nên khi tôi xin ở cữ nhà ngoại, bà không ngần ngại đồng ý ngay. Tôi không thoải mái nhưng nhà này của bố mẹ chồng, sắp xếp ra sao là quyền của họ. Tôi bảo với chồng mình sẽ đưa con về lại nhà ngoại, anh tranh thủ thời gian tìm nhà trọ bên ngoài. Nhà thì chật, đông người phức tạp, hơn nữa phòng ngủ kia quá nhỏ, nhà tôi làm sao ở được. 

Mẹ chồng về, biết ý tưởng của tôi thì bà gạt ngay đi. Bà bảo chồng tôi là con trai một không thể ra ở riêng. Còn tôi đã ở cữ nhà ngoại một tháng, giờ phải ở nhà chồng. "Chị còn bận đi làm, một mình nuôi hai đứa con vất vả lắm, các con không thương chị à? Con ở cữ nhà ngoại thế đủ rồi, giờ về đây rảnh rỗi thì phụ thêm chị chăm cháu", nghe mẹ chồng nói mà tôi nghẹn ứ không đáp được lời nào.

Nhìn sang chồng, anh bảo tôi cố chịu đựng một thời gian rồi sẽ nghĩ cách giải quyết. Tạm thời chưa thể ra ở riêng được nhưng liệu trong nhà ồn ào, thêm hai đứa trẻ nghịch ngợm có ảnh hưởng đến em bé và việc nghỉ ngơi của tôi không? Tôi vừa sinh được một tháng, chăm con rồi còn phụ chăm cháu nữa thì có quá sức? Tôi phải nói sao với mẹ chồng để bà hiểu là tôi khó bề giúp họ? 

Nhìn sang chồng, anh bảo tôi cố chịu đựng một thời gian rồi sẽ nghĩ cách giải quyết. (Ảnh minh họa)

Nhìn sang chồng, anh bảo tôi cố chịu đựng một thời gian rồi sẽ nghĩ cách giải quyết. (Ảnh minh họa)

Môi trường sống của phụ nữ sau sinh cần chú ý gì?

Nghỉ ngơi sau sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thời gian ở cữ. Người mẹ sau khi vượt cạn cơ thể bị suy nhược, chức năng các cơ quan có sự biến đổi lớn, tạm thời mất cân bằng. Mẹ cần phải ngủ không ít hơn 10 tiếng/ngày và nghỉ ngơi nhiều để nhanh chóng hồi phục sức khỏe, gánh vác nhiệm vụ nuôi con thiêng liêng của người mẹ.

Trước tiên, cần tạo cho hai mẹ con một môi trường dễ chịu, yên tĩnh, sáng sủa, sạch sẽ và vệ sinh. Phòng ngủ cần phải giữ nhiệt độ ổn định 22 - 24oC là tốt nhất. Mùa đông phòng phải ấm và có đủ độ ẩm cần thiết, nếu khô quá sẽ bị khô cổ họng, thậm chí xuất huyết niêm mạc mũi. Độ ẩm cao quá sẽ làm cho tuyến mồ hôi ở da không tiết ra được, cũng sẽ làm bà mẹ bứt rứt khó chịu. 

Ngày nay, quan điểm “kỵ gió” đối với các bà mẹ và trẻ sơ sinh vẫn còn khá phổ biến. Thực ra, thông gió trong phòng rất tốt cho bà mẹ và trẻ sơ sinh. Tất nhiên, mẹ cũng không nên để gió thổi thẳng vào mặt tránh bị lạnh. Môi trường tốt sẽ giúp cho bà mẹ và trẻ sơ sinh được khỏe mạnh.

Mừng húm được về ngoại ở cữ, hết 1 tháng quay về nhà chồng, tôi điếng người khi mở cửa phòng - 3

Yêu 2 năm giữ gìn cho nhau, đêm tân hôn chồng bàng hoàng nhìn dấu tích trên cơ thể vợ
Càng ở bên cạnh vợ, tôi càng thấy yêu cô ấy nên không muốn ép buộc em điều gì.

Các bước chuẩn bị mang thai

Theo Quỳnh Chi (ghi)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự bà bầu