Ăn vặt giữa các bữa ăn chính là nhu cầu thiết yếu của mẹ bầu nhưng chị em không nên ăn các loại thực phẩm đóng gói sẵn hay bánh kẹo ngọt.
Một trong những đặc điểm để nhận diện chị em bầu bí chính là thường xuyên “buồn mồm”, thèm ăn. Trên thực tế, các bác sĩ sản khoa cũng khuyên mẹ bầu hạn chế ăn nhiều mỗi bữa mà chia nhỏ thành nhiều bữa để hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn và ngăn chặn ốm nghén. Chính vì vậy, khi vợ mang bầu, các "đức lang quân" hãy chịu khó mua, làm cho vợ những món ăn vặt vừa ngon vừa bổ dưỡng, tốt cho cả mẹ và bé dưới đây.
Hoa quả tươi
Hãy giữ một đĩa hoa quả tươi trên bàn ăn. Bất cứ khi nào mẹ bầu đói, hãy bổ sung thêm các loại hoa quả giàu chất xơ và vitamin này. Ăn trái cây là cách tốt nhất giúp chị em làm dịu cơn đói. Chị em nên ăn các loại trái cây họ cam quýt vì các loại quả này giàu vitamin C, giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn.
Hãy chọn các loại trái cây sạch vì bạn có thể ăn cả vỏ để tận dụng được nguồn dinh dưỡng tốt nhất. (Ảnh minh họa)
Cháo yến mạch
Cháo lúa mì hoặc yến mạch sẽ giúp mẹ bổ sung năng lượng trong thời gian dài bởi thực phẩm này tiêu hóa chậm hơn các loại ngũ cốc đã qua tinh chế. Các mẹ cũng có thể cắt thêm trái cây tươi, các loại hạt, thậm chí là rau thái nhỏ hay các loại hạt mầm để món cháo được đậm đà nếu thích.
Sinh tố trái cây
Các mẹ bầu có thể hòa trộn nhiều loại trái cây như xoài, đu đủ chín, dứa, chuối và sữa để tạo thành một cốc sinh tốt ngọt ngào đầy mùi vị. Sinh tố trái cây không chỉ cung cấp nhiều vitamin C, canxi mà còn có tác dụng chống rạn da và chứa nhiều vi chất chống oxy hóa – nguyên nhân gây ra nếp nhăn ở phụ nữ.
Sinh tốt trái cây không chỉ tốt cho sự phát triển của bé mà còn giúp mẹ giữ dáng, đẹp da. (Ảnh minh họa)
Cà rốt và dưa chuột
Cà rốt, dưa leo và cần tây tươi cung cấp nhiều chất xơ và những dinh dưỡng thiết yếu khác. Vậy nên các mẹ bầu hãy ăn kèm chúng cùng các món khai vị. Nếu các mẹ đang trong thời kỳ ốm nghén, những loại thực phẩm này sẽ dễ hấp thụ hơn và loại bỏ cảm giác buồn nôn, thèm ăn.
Sữa chua hạnh nhân
Hạnh nhân giàu các vitamin nhóm B – thành phần rất quan trọng, đặc biệt trong ba tháng đầu của thai kỳ. Bạn có thể ăn hạnh nhân sấy hoặc ăn kèm với sữa chua vì đây là nguồn cung cấp canxi tự nhiên tốt và chứa probiotic tự nhiên – thành phần giúp chống nhiễm trùng và tăng sức đề kháng.
Ngô luộc
Trong một hạt ngô, có 2g chất béo, 41g carbohydrate, 5g chất xơ và 5g protein. Nước chiếm 114g trong tổng cộng trọng lượng. Các chất béo trong ngô có xu hướng là chất béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn, bao gồm 29.5 mg axit béo omega – 3 và 961 mg axit béo omega – 6. Ngô có lượng folate cao, một chén ngô (hạt) chứa 75.4 mcg hay 19% lượng khuyến cáo tiêu dùng hàng ngày. Thiamin cũng có lượng lớn trong ngô, cung cấp đến 24% theo mức hàng ngày.
Bà bầu ăn ngô sẽ giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi, đồng thời tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và bổ não cho thai nhi.
Các mẹ có thể luộc chín ngô, tách hạt và rắc thêm một ít nước chanh và thưởng thức. (Ảnh minh họa)
Bánh mì sốt vang
Ăn một vài lát bánh mì với món sốt vang các loại rau củ là một lựa chọn không tồi cho các mẹ bầu trong hè này. Hãy ăn kèm với một chút dầu mè và bơ để bổ sung thêm axit béo Omega 3.
Món sốt các loại rau củ thơm ngậy với dầu mè và Omega 3 sẽ luôn là lựa chọn tuyệt vời giúp các mẹ bầu giải quyết để chống lại cơn đói.