Có những hôm bố đi làm về muộn tôi với em trai đứng ở cổng chờ mãi, tối mịt nghe tiếng xe đạp lọc cọc là biết bố về rồi. Tiếng xe ấy dần trở thành âm thanh tuổi thơ, cứ nghe thấy tiếng lọc cọc là chạy ra đón bố.
Khi tôi vừa tròn 10 tuổi, em trai lên 4 thì mẹ bị bệnh mất. Lúc đó tôi còn là một đứa trẻ, chỉ nhớ mỗi hình ảnh bố gầy gò cứ ôm hai chị em ngồi hàng giờ, mắt ông rưng rưng buồn lắm.
Mẹ mất, bố vất vả hơn rất nhiều khi vừa phải làm tròn trọng trách của một người cha, vừa đảm nhiệm vai trò của một người mẹ. Một ngày của ông bắt đầu từ lúc 4 giờ sáng, dậy cơm nước cho hai đứa con, đưa tôi đi học, gửi thằng em sang nhà cô giữ trẻ rồi quay về lo việc đồng ruộng. Chiều ông lại tất tả về nấu cơm, tắm giặt, dọn dẹp đến đêm mới được nghỉ ngơi.
Cứ như thế, hai chị em tôi lớn lên trong vòng tay yêu thương của bố. Có những hôm bố đi làm về muộn tôi với em trai đứng ở cổng chờ mãi, tối mịt nghe tiếng xe đạp lọc cọc là biết bố về rồi. Tiếng xe ấy dần trở thành âm thanh tuổi thơ, cứ nghe thấy tiếng lọc cọc là chạy ra đón bố.
Mẹ mất, bố vất vả hơn rất nhiều khi vừa phải làm tròn trọng trách của một người cha, vừa đảm nhiệm vai trò của một người mẹ. (Ảnh minh họa)
Bố làm việc vất vả là thế nhưng yêu chiều chúng tôi vô cùng. Hôm nào đi chợ, bố cũng không quên có quà cho hai đứa con, khi thì cặp bánh gai, chùm nhãn, khi quả ổi, cái kẹo. Tuy là những món rất nhỏ nhưng chị em tôi thích lắm, cứ đi học về là hỏi bố có quà phần không. Chúng tôi chưa từng biết đòn roi là gì cả, bố luôn dạy dỗ con bằng tình thương vô bờ của mình.
Tôi còn nhớ, hồi học lớp 10 biết bố bị bệnh, người ốm yếu không có tiền đi chữa, tôi ương bướng đòi nghỉ học đi làm thuê thì bị ông mắng cho 1 trận.
“Con có biết, mong muốn lớn nhất cuộc đời này của bố và mẹ con là gì không? Là được thấy 2 đứa các con ăn học nên người đó. Chỉ cần các con được học hành thành đạt thì vất tới mấy bố cũng chịu được. Nếu không bố sẽ có lỗi với mẹ các con lắm”.
Có điều chị em tôi càng lớn tôi càng chẳng có điểm nào giống bố cả. Nhớ lại ngày trước tôi vẫn nghe mọi người xung quanh trêu đùa bảo mẹ đi “đánh dậm” mới được hai đứa con nên chẳng đứa nào giống bố khiến tôi bực lắm, thậm chí còn phụng phịu chạy về khóc bảo bố. Lúc đó ông lại ôm cô con vào lòng vỗ về:
“Họ trêu kệ họ. Các con bố không giống bố thì giống ai”.
Rồi cả hai chị em đều tốt nghiệp đại học. Tôi thì đã lấy chồng giờ có một cháu 2 tuổi rồi. Cậu út cũng có công việc ổn định nhưng vẫn chưa lập gia đình. Cách đây không lâu bệnh của bố trở nặng hơn phải nhập viện nhưng biết bệnh tình không qua được, bố kiên quyết đòi về. Ông bảo:
“Các con cho bố về nhà để được gần mẹ của các con”.
Thời gian bố bị bệnh yếu lắm, ông cầm tay 2 chị em thật chặt rồi bảo:
“Có chuyện này hôm nay bố muốn nói cho các con biết. Thực ra 2 đứa đều không phải con ruột nhưng bố thương các con như chính khúc ruột của mình. Như vậy là bố đã làm tròn trách nhiệm với mẹ các con rồi, giờ có đi theo bà ấy cũng không hối tiếc nữa”.
Nghe bố nói, chị em tôi ngây người vì trước nay lúc nào cũng được hưởng tình yêu thương trọn vẹn của ông. Bố không nói chúng tôi là con của ai, chỉ kể sau khi lấy mẹ một thời gian, bà nội mới tiết lộ cho bố biết ngày bé bố mẹ quai bị, không chưa trị kịp thời nên biến chứng vô sinh, mất hoàn toàn khả năng làm cha.
Nghe bố nói, chị em tôi ngây người vì trước nay lúc nào cũng được hưởng tình yêu thương trọn vẹn của ông. (Ảnh minh họa)
Sợ mẹ buồn, bố chưa dám nói tính tìm một cơ hội mới với vợ. Tuy nhiên ông chưa kịp mở lời thì 3 năm sau cưới, mẹ thông báo có bầu. Mặc dù biết cái thai đó không phải của mình, bố vẫn vui vẻ đón nhận. Tôi được 2 tuổi, mẹ lại sinh em trai tôi, tất nhiên cũng không phải máu mủ của bố nhưng ông không lật tẩy mẹ. Ngược lại vẫn hết lòng thương yêu, che chở cho 3 mẹ con tôi.
Thậm chí ngay sau khi bà mất, ông hoàn toàn có thể bỏ chúng tôi lại để đi tìm cuộc sống mới của mình. Thế nhưng bố đã không làm vậy, chấp nhận hy sinh cả một đời để nuôi 2 đứa con riêng của vợ nên người.
Mấy ngày sau thì bố mất, ông ra đi thanh thản. Chỉ mong người có tấm lòng cao thượng, bao dung như bố có thể siêu sinh tịnh độ, an nhiên ở một thế giới nào đó không cần phải lo nghĩ gì về các con nữa. Tuy không phải máu mủ nhưng công dưỡng gấp vạn lần công sinh, cuộc đời của chị em tôi chỉ có một người bố là ông, mãi mãi như vậy.
Vì sao quai bị dễ gây vô sinh?
Các biến chứng của quai bị có thể gây ra vô sinh, cụ thể như viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng. Quai bị gây ra viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, vấn đề này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản sau này của người bệnh. Khi bị biến chứng viêm tinh hoàn của quai bị, tinh hoàn sẽ sưng to, đau và viêm dẫn đến tình trạng sốt kéo dài.
Trường hợp nặng có thể dẫn đến teo tinh hoàn và làm số lượng tinh trùng giảm đáng kể gây vô sinh. Đối với nữ giới, quai bị có thể gây viêm buồng trứng. Các biểu hiện thường gặp đó là đau bụng dưới, rong kinh. Đối với phụ nữ đang mang thai mà mắc bệnh quai bị thì sản phụ rất dễ bị sảy thai, sinh non hoặc thai bị chết lưu ở ba tháng đầu của thai kỳ.
Biến chứng viêm tinh hoàn xảy ra sau tuổi dậy thì có tỉ lệ xuất hiện là 20 – 35% ở người bị quai bị. Những triệu chứng của viêm tinh hoàn, mào tinh hoàn sẽ diễn ra sau khoảng 7 – 10 ngày từ khi bị viêm tuyến mang tai.
Hiện nay, những biến chứng nguy hiểm của quai bị không chỉ có viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng mà còn có viêm màng não rất nguy hiểm. Các biến chứng này gây hoang mang cho người bệnh cũng như cộng đồng. Những người từng bị viêm tinh hoàn hay mắc bệnh quai bị thì có khả năng sẽ bị ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, nhưng để khẳng định điều đó thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và cần làm các xét nghiệm để có thể đưa ra kết luận.
Những biến chứng như viêm tinh hoàn, mào hoàn hay viêm buồng trứng đều có tác động đến khả năng sinh sản. Tuy nhiên, không phải cứ mắc bệnh quai bị là sẽ bị vô sinh, còn tùy từng trường hợp có bị biến chứng hay không.
Hơn nữa, chỉ khi bị viêm cả hai bên tinh hoàn hay buồng trứng thì nguy cơ vô sinh mới cao. Vì thế, người bệnh không nên quá lo lắng mà nên tuân thủ các nguyên tắc phòng tránh bệnh quai bị cũng như tập trung điều trị và cách ly nếu như không may mắc bệnh.