Với khoảng 10% số ca mang thai kết thúc bằng sảy thai nên đây là vấn đề thực sự khiến các mẹ bầu lo lắng. Dưới đây là những điều về sảy thai chị em cần biết.
1. Sảy thai phổ biến như thế nào?
Theo số liệu thống kê, tỷ lệ các ca mang bầu kết thúc bằng sảy thai chiếm khoảng 10-15%. Hầu hết các trường hợp này xảy ra trong 12 tuần đầu của thai kỳ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nguy cơ sảy thai diễn ra đều trong suốt 3 tháng đầu, từ 9,4% trong 6 tuần đầu tiên và 0,7% trong 10 tuần đầu thai kỳ.
2. Nếu đã từng sảy thai, nguy cơ những lần tiếp theo có cao không?
Nếu bạn đã từng bị sảy thai trước đó thì nguy cơ cho lần sảy thai tiếp theo chiếm đến 25% - cao hơn so với những người chưa từng bị sảy thai trước đó. Và con số này còn tăng lên 40% nếu mẹ đã từng có 3 lần bị sảy thai liên tiếp.
Nếu bạn đã từng bị sảy thai trước đó thì nguy cơ cho lần sảy thai tiếp theo chiếm đến 25% - cao hơn so với những người chưa từng bị sảy thai trước đó. (ảnh minh họa)
3. Tuổi tác có ảnh hưởng đến nguy cơ sảy thai?
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mẹ càng lớn tuổi thì nguy cơ sảy thai càng cao hơn. Thực tế thì phụ nữ dưới 35 tuổi có khoảng 15% nguy cơ sảy thai nhưng với phụ nữ từ 35-45 thì nguy cơ này tăng lên từ 20-35% và phụ nữ trên 45 tuổi mang bầu có nguy cơ sảy thai lên tới 50%.
4. Không ốm nghén dễ bị sảy thai?
Trong khi ốm nghén có thể là nỗi khiếp sợ của nhiều bà mẹ mới mang bầu thì có một số nghiên cứu chỉ ra rằng ốm nghén là dấu hiệu bạn đang có một thai kỳ khỏe mạnh. Phụ nữ không ốm nghén có thể phải đối mặt với nguy cơ sảy thai với tỷ lệ rất thấp. Dù vậy điều này không có nghĩa là nếu bạn không ốm nghén thì đồng nghĩa với việc bạn đã bị sảy thai.
5. Tập thể dục khi mang bầu dễ khiến mẹ sảy thai?
Để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh, các chuyên gia luôn khuyên mẹ bầu nên tập luyện thể thao thường xuyên. Tuy nhiên, mẹ bầu lưu ý nên tập luyện nhẹ nhàng và chỉ nên tập 1 giờ mỗi ngày. Ngoài ra, trong 3 tháng đầu và với những bà mẹ có sức khỏe thai kỳ không bình thường cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi tập luyện, đặc biệt là những động tác khó.
6. Mẹ béo phì có thể gây sảy thai?
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ có chỉ số khối cơ thể BMI trên 35 có liên quan đến nguy cơ sảy thai và nhiều vấn đề xấu về thai kỳ khác. Ngoài ra, những bà mẹ thiếu cân cũng có nguy cơ mất con vì sảy thai cao hơn.
Không có bằng chứng khoa học nào khẳng định chuyện ấy sẽ khiến mẹ sảy thai nếu bạn có thai kỳ khỏe mạnh bình thường. (ảnh minh họa)
7. Quan hệ tình dục khi mang bầu dễ gây sảy thai?
Không có bằng chứng khoa học nào khẳng định chuyện ấy sẽ khiến mẹ sảy thai nếu bạn có thai kỳ khỏe mạnh bình thường. Quan hệ tình dục là sự thâm nhập vào âm đạo chứ không hề ảnh hưởng đến cổ tử cung. Ngoài ra em bé trong bụng mẹ cũng được bảo vệ nghiêm ngặt bởi bọc ối nên không dễ bị tổn thương. Mặc dù vậy nếu mẹ từng bị sảy thai, sinh non hoặc bất cứ vấn đề xấu về thai kỳ thì nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
8. Nâng, vác vật nặng có gây sảy thai không?
Nếu đó là những vật bình thường, trong khả năng của bạn thì việc nâng, vác đồ không thành vấn đề. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý không nên nâng đồ quá sức sẽ có thể gây ra những rủi ro ngoài ý muốn.
9. Thuốc tránh thai có gây sảy thai?
Nếu bạn đang uống thuốc ngừa thai mà bỗng phát hiện vẫn có thai thì có rất ít bằng chứng khẳng định thuốc có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Tuy nhiên, các chuyên gia luôn khuyên phụ nữ nên dừng uống thuốc tránh thai trước khi có kế hoạch mang bầu 3-6 tháng.
10. Nhuộm tóc có gây sảy thai không?
Lượng thuốc nhuộm tóc có thể hấp thụ qua da là rất nhỏ vì vậy hầu hết các chuyên gia đều cho phép mẹ bầu có thể nhuộn tóc trong thai kỳ tuy nhiên để đảm bảo an toàn nhất, bà mẹ nên tránh nhuộm tóc 3 tháng đầu, ngồi ở phòng thoáng khí và bôi thuốc xa da đầu. Nếu có thể, chị em nên chọn những loại thuốc nhuộm có thành phần tự nhiên để tránh gây tổn hại tới thai kỳ.