Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng những người ăn ít nhất 20 gram hạt mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch gần 30%, tử vong sớm 22% và ung thư 15%.
Ảnh minh họa: Internet
Hạt gấc
Hạt gấc chín, rửa thật sạch, để ráo, sao vàng hạ thổ (nướng trên than củi sao cho hạt gấc thật vàng, đổ ra báo trên nền đất khô ráo cho nguội). Sau đó, dùng dao tách vỏ, lấy ruột dập đều ngâm sâm sấp với rượu gạo 45-50 độ. Thời gian ngâm từ 10 ngày trở đi là có thể dùng được. Nhưng nếu ngâm càng lâu thì tác dụng sẽ càng tốt. Rượu gấc chữa đau khớp, vết thương sưng tấy do mụn nhọt, quai bị, tụ máu: dùng một miếng bông gạc tẩm rượu gấc cho ướt rồi đắp lên chỗ đau băng lại. Thời gian đắp thuốc từ 30 - 40 phút.
Chữa trĩ: Dùng hạt gấc giã nát trộn với giấm ăn, gói bằng vải đắp vào hậu môn. Sau 1 liệu trình 6-8 giờ thay thuốc 1 lần.
Chữa viêm xoang: Dùng tăm bông chấm vào dung dịch hạt gấc ngâm rượu, bôi lên sống mũi. Chờ 2 phút cho thuốc ngấm thì xì hết mủ đặc trong xoang mũi. Thuốc có tác dụng rất nhanh, chỉ cần 2 phút là có thể cảm nhận thấy cơn đau xoang mũi thuyên giảm rõ rệt.
Hạnh nhân
Hạnh nhân chứa một số chất dinh dưỡng có lợi như vitamin E, magiê, chất xơ, carbohydrate, protein và mangan. Vitamin E, magiê và kali có thể làm giảm mức cholesterol LDL (xấu). Dopamine, một hợp chất khác tìm thấy trong hạnh nhân là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển trí não và tăng cường trí nhớ.
Quả óc chó
Quả óc chó có hình dạng giống với não người và đó là một trong những lý do tại sao chúng được sử dụng phổ biến để tăng cường sức mạnh của não. Óc chó có hàm lượng chất béo omega-3 cao, ít chất xơ và có hàm lượng chất chống oxy hoá cao nhất giúp ngăn ngừa ung thư. Đây cũng là loại quả tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp chống lại bệnh tim mạch vành.
Hạt điều
Hạt điều có vị ngon khi ăn một mình và được biết đến với tác dụng cải thiện các triệu chứng của hội chứng chuyển hóa. Chúng chứa acid anacardic ở phần sát vỏ, phần nào giúp cải thiện sự nhạy cảm với insulin và ngăn ngừa chứng viêm mãn tính. Hạt điều cũng rất giàu chất khoáng như kẽm, selen và đồng.
Hạt dưa hấu
Chiếm số lượng nhiều nhất trong hạt dưa là magie với khoảng 21mg/4g hạt. Magie tham gia duy trì khả năng trao đổi chất, chức năng thần kinh, cơ bắp, tăng cường hoạt động của tim, xương… Ngoài magie, vài loại axit folic, axit béo, hạt dưa còn chứa nhiều sắt. Một nắm hạt dưa chứa khoảng 0,29mg sắt.
Trung bình một ngày một người trưởng thành cần khoảng 400mg magie, 18mg sắt để duy trì các chứa năng trong cơ thể.
Bạn có thể tự rang hạt dưa hấu để sử dụng khi tình trạng hạt dưa tẩm màu và hóa chất tràn lan trên thị trường.
Hạt lê
Hạt lê có chứa khoảng 3,6% protein, tương đương với lượng protein có trong đậu nành, và axit béo omega-3, vitamin (A, C, E) cùng nhiều chất xơ.
Vì thế, hạt lê có tác dụng phòng ngừa các bệnh về tim mạch, ngăn chặn thoái hóa điểm vàng ở mắt, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, cải thiện mật độ xương, ngăn bệnh tiểu đường. Hạt lê còn tốt cho hệ tiêu hóa và có thể loại trừ các loại giun, sát ký sinh trong cơ thể.
Hạt lê có thể dùng bằng cách nhai trực tiếp hoặc phơi khô, xay nhuyễn dùng dần.
Hạt dẻ
Hạt dẻ ít chất béo và chứa flavonoid (một loại chất chuyển hóa trung gian của thực vật) như quercetin, giúp bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường và ung thư. Loại hạt này có hương vị ngọt ngào, độc đáo và có nhiều lợi ích tiềm ẩn giúp chữa lành các mạch máu và mao mạch. Hạt dẻ cũng giúp duy trì răng chắc khỏe và đẩy lùi các bệnh về đường hô hấp.
Hạt bơ
Hạt bơ có chứa đến 70% lượng axit amin có trong toàn bộ trái bơ và chứa đủ nhu cầu chất xơ cho cơ thể trong cả 1 ngày, chứa nhiều chất chống oxi hóa ngăn ngừa lão hóa.
Bên cạnh đó, hạt bơ cũng mang nhiều tác dụng như phòng bệnh tim mạch, giảm cholesterol và triglyceride, tăng cường hệ thống miễn dịch và chống lại các bệnh do vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng và có lợi cho người muốn giảm cân. Hàm lượng tannin có khá nhiều trong hạt có khả năng kháng viêm, điều trị chứng loét miệng và 1 số bệnh tiêu hóa.
Hạt bơ không thể dùng trực tiếp mà cần luộc/ nướng chín rồi phơi khô, đập dập và xay nhuyễn. Bột hạt bơ thành phẩm có thể dùng trộn salad, nấu chung với canh hoặc làm mặt nạ dưỡng tóc,dưỡng da, tẩy tế bào chết; ngâm rượu để xoa bóp trị đau nhức.
Hạt lạc
Đậu phộng vẫn được biết đến là loại hạt có thể ăn sống và mang lại những lợi ích kỳ diệu cho làn da. Do có nhiều lợi ích về sức khoẻ, đậu phộng trở thành một món ăn vặt phổ biến. Chúng cũng chứa hàm lượng mangan cao, giúp duy trì lượng đường trong máu và tăng trí nhớ.
Lạc có chưa chất beta – sitoserol ( SIT ) là một dạng của phytosterol. Chất này không chỉ bảo vệ chống lại bệnh tim mạch bằng cách can thiệp vào sự hấp thu cholesterol. Lạc bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư bằng cách ức chế phát triển các khối u.
Hạt mít
Hạt mít có chứa nhiều tinh bột, chất béo, protein, chất xơ và nhiều loại vitamin và khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, kali, mangan. Do đó hạt mít có thể làm giảm chứng táo bón, giúp giảm cân và nguy cơ bệnh tim.
Ngoài ra hạt mít cũng cung cấp 1 lượng polyphenol có vai trò như chất chống ôxy hóa và chứa saponin giúp phòng chống ung thư, flavonoids giúp hạn chế nguy cơ đông máu.
Bạn có thể luộc hạt mít ăn như cách truyền thống hoặc thay đổi với món canh hầm cũng rất ngon.
Hạt mắc ca
Hạt mắc ca (macadamia) có chứa chất béo đơn bão hoà có lợi cho tim. Những loại hạt này cũng chứa axit palmitoleic, một loại axit tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể, ngăn ngừa sự tích trữ chất béo dư thừa. Hạt Macadamialà nguồn giàu các chất dinh dưỡng, bao gồm chất xơ và khoáng chất như canxi, magiê, đồng và sắt.