Rối loạn đông máu: Dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Tổng quan về bệnh

Rối loạn đông máu hoặc rối loạn đông máu quá mức hoặc huyết khối, đều là tên gọi chỉ chung cho tình trạng máu khó đông trong cơ thể khiến cho khi bị thương máu chảy không ngừng và khó cầm được máu. Điều này xảy ra khi protein và các phần tử trong máu, được gọi là tiểu cầu thiếu sự kết dính với nhau, đây là điều vô cùng quan trọng giúp cho máu có thể đông lại và cầm máu tốt hơn khi bạn gặp phải chấn thương nghiêm trọng.

Triệu chứng

Các triệu chứng của bệnh rối loạn đông máu có thể khác nhau tùy thuộc vào loại tình trạng rối loạn đông máu cụ thể mà người bệnh đang gặp phải. Tuy nhiên, các dấu hiệu chính bao gồm:

- Rối loạn đông máu không rõ nguyên nhân và dễ bị bầm tím trên da.

- Với phụ nữ thì kinh nguyệt sẽ ra nhiều hơn so với bình thường.

- Chảy máu cam thường xuyên và liên tục trong thời gian dài.

- Chảy máu quá nhiều do vết cắt nhỏ hoặc chấn thương nghiêm trọng không cầm máu được.

- Chảy máu vào khớp gây tụ máu, bầm tím nghiêm trọng, đau đớn khi vận động.

- Chảy máu quá nhiều sau chấn thương hoặc phẫu thuật, sau khi nhổ răng hoặc khám nha khoa.

- Người bệnh dễ bị xuất huyết dưới da và niêm mạc.

- Trong phân hoặc nước tiểu có lẫn máu.

- Cơ thể trở nên mệt mỏi và khó thở hơn giống như mắc bệnh thiếu máu.

- Khi bị nôn mửa có kéo theo máu.

- Suy giảm trí nhớ hoặc nặng hơn là mất đi ý thức

- Cơ thể dễ bị sốt cao, khó thuyên giảm.

Nguyên nhân

Tình trạng rối loạn đông máu xảy ra ở người bệnh thường là do yếu tố di truyền gây ra hoặc do người bệnh bị mắc các bệnh làm suy giảm chức năng miễn dịch của cơ thể. Yếu tố di truyền của rối loạn đông máu xảy ra có nghĩa là khi người bệnh được sinh ra với bởi cha mẹ đã có tiền sử mắc bệnh trước đây. Các tình trạng rối loạn đông máu do mắc bệnh thường là do hậu quả của phẫu thuật, chấn thương, dùng thuốc hoặc gặp phải một tình trạng bệnh lý làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Các nguyên nhân gây rối loạn đông máu do yếu tố di truyền gây ra gồm có:

- Do yếu tố V Leiden gây ra (đây là nguyên nhân phổ biến nhất)

- Do đột biến gen prothrombin

- Do sự thiếu hụt các protein tự nhiên ngăn cản quá trình đông máu (chẳng hạn như antithrombin, protein C và protein S)

- Do mức độ cao của chất homocysteine xuất hiện trong máu.

- Do nồng độ fibrinogen trong máu tăng cao hoặc fibrinogen gây rối loạn đông máu (còn gọi là sự rối loạn chức năng sản sinh fibrin)

- Mức độ tăng của yếu tố VIII (vẫn đang được điều tra như một tình trạng di truyền) và các yếu tố khác bao gồm cả yếu tố IX và XI

- Do hệ thống tiêu sợi huyết hoạt động bất thường, bao gồm giảm sản sinh bạch cầu, loạn sản và tăng nồng độ chất ức chế hoạt hóa plasminogen (PAI-1).

Các nguyên nhân gây ra sự rối loạn đông máu do bệnh lý gồm có:

- Do mắc bệnh ung thư

- Do ảnh hưởng từ một số loại thuốc được sử dụng để điều trị ung thư, chẳng hạn như tamoxifen, bevacizumab, thalidomide và lenalidomide

- Người bệnh bị chấn thương hoặc mới phẫu thuật gần đây

- Do việc đặt catheter tĩnh mạch trung tâm

- Do bị mắc béo phì

- Phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ có thể gặp phải

- Sử dụng Estrogen bổ sung, bao gồm cả viên uống tránh thai quá nhiều (thuốc tránh thai)

- Sử dụng các liệu pháp thay thế hormone tùy tiện

- Do nằm quá lâu trên giường hoặc bất động trong thời gian dài khiến máu khó đông

- Người bệnh bị chứng đau tim, suy tim sung huyết, đột quỵ và các bệnh khác dẫn đến giảm hoạt động cơ thể

- Người bệnh bị chứng giảm tiểu cầu do heparin (giảm tiểu cầu trong máu do heparin hoặc các chế phẩm heparin trọng lượng phân tử thấp)

- Do di chuyển bằng máy bay kéo dài, còn được gọi là "hội chứng hạng phổ thông" khiến máu khó đông lại

- Người bệnh bị mắc hội chứng kháng thể kháng phospholipid

- Người bệnh bị tiền sử huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc thuyên tắc phổi trước đây

- Người bệnh bị chứng rối loạn tăng sinh tủy như bệnh đa hồng cầu hoặc tăng tiểu cầu thiết yếu

- Người bệnh bị hội chứng viêm ruột

- Người bị HIV/AIDS gây suy giảm nghiêm trọng hệ miễn dịch

- Người bệnh bị hội chứng thận hư (quá nhiều protein trong nước tiểu)

Rối loạn đông máu có chữa được không? Cách điều trị như thế nào?

Bệnh rối loạn đông máu mặc dù là căn bệnh nguy hiểm, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Thế nhưng bệnh vẫn có khả năng chữa trị được ở một mức độ nhất định. Bạn có thể tham khảo một số biện pháp điều trị như:

1. Sử dụng thuốc chống đông máu

Trong hầu hết các trường hợp, điều trị rối loạn đông máu chỉ cần thiết khi cục máu đông phát triển trong tĩnh mạch hoặc động mạch. Thuốc chống đông máu sẽ làm giảm khả năng đông máu và ngăn ngừa sự hình thành thêm các cục máu đông. Một số loại thuốc chống đông máu bao gồm:

- Warfarin (Coumadin) có dạng viên nén và được dùng bằng đường uống.

- Heparin là một loại thuốc dạng lỏng và được dùng qua đường truyền tĩnh mạch để đưa thuốc trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc bằng cách tiêm dưới da.

- Heparin trọng lượng phân tử thấp được tiêm dưới da một hoặc hai lần mỗi ngày và có thể được thực hiện tại nhà.

- Fondaparinux (Arixtra) được tiêm dưới da.

Bác sĩ sẽ nói chuyện với bạn về những lợi ích và rủi ro của những loại thuốc này. Thông tin chi tiết về tình trạng bệnh của bạn, cùng với chẩn đoán đã có từ bác sĩ, sẽ giúp xác định loại thuốc chống đông máu mà bạn sẽ dùng, thời gian bạn cần dùng chúng và cả trong tương lai khi theo dõi quá trình dùng thuốc.

Đối với bất kỳ loại thuốc nào, điều quan trọng là phải biết cách thức và thời điểm dùng thuốc chống đông máu theo hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời phải thường xuyên xét nghiệm máu theo chỉ định của bác sĩ.

2. Truyền máu từ người khỏe mạnh

Bạn sẽ thay thế máu hiện tại trong cơ thể bằng máu của người khỏe mạnh hiến tặng có cùng nhóm máu với bạn. Từ đó sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc rối loạn đông máu và các biến chứng có thể xảy ra.

3. Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể

Khi bị rối loạn đông máu, đó là do cơ thể bị gia tăng quá nhiều protein khiến các phần tử trong máu khó kết dính với nhau. Việc bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho máu, đặc biệt là sắt sẽ giúp giảm đi tình trạng bệnh hiện tại, làm tăng sự kết dính của máu, khiến bạn không bị mệt mỏi, suy nhược do thiếu máu thiếu sắt gây ra.

4. Một số biện pháp điều trị khác

Một số tình trạng bệnh rối loạn đông máu có thể được điều trị bằng các sản phẩm thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc xịt mũi. Trong các trường hợp khác, có thể được điều trị bằng liệu pháp thay thế yếu tố. Điều này liên quan đến việc tiêm yếu tố đông máu cô đặc vào máu của bạn. Những mũi tiêm này có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát tình trạng chảy máu quá nhiều do rối loạn đông máu gây ra.

Bạn cũng có thể được truyền huyết tương tươi đông lạnh nếu thiếu các yếu tố đông máu nhất định. Huyết tương tươi đông lạnh có chứa yếu tố V và VIII, là hai loại protein quan trọng giúp đông máu dễ dàng hơn. Việc truyền máu này phải được thực hiện trong bệnh viện và phải được bác sĩ theo dõi, chỉ định truyền máu.

Các biến chứng có thể xảy ra

Hầu hết các biến chứng liên quan đến rối loạn đông máu có thể được ngăn ngừa hoặc kiểm soát bằng một số biện pháp điều trị. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải điều trị càng sớm càng tốt. Nếu để quá lâu sẽ dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm như sau:

- Người bệnh bị chảy máu vào trong ruột

- Người bệnh bị chảy máu vào não

- Người bệnh bị chảy máu vào khớp

- Người bệnh sưng đau khớp và không khỏi

Các biến chứng cũng có thể phát sinh thêm nếu như tình trạng rối loạn đông máu của người bệnh trở nên nghiêm trọng hơn hoặc gây mất máu quá nhiều. Rối loạn đông máu có thể đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ, đặc biệt nếu họ không được điều trị nhanh chóng. Rối loạn đông máu không được điều trị làm tăng nguy cơ chảy máu quá nhiều trong khi sinh, sảy thai hoặc khi phá thai. Phụ nữ bị rối loạn đông máu cũng có thể bị chảy máu kinh nguyệt rất nhiều. Điều này có thể dẫn đến thiếu máu, một tình trạng xảy ra khi cơ thể bạn không sản xuất đủ tế bào hồng cầu để mang oxy đến các mô của bạn. Thiếu máu có thể gây suy nhược, khó thở và chóng mặt, không di chuyển hay hoạt động được.

Nếu một phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung, cô ấy có thể bị mất máu nhiều mà cô ấy không thể biết được vì nó ẩn trong vùng bụng hoặc vùng chậu. Điều quan trọng là phải gọi cho bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu như bạn có bất kỳ triệu chứng nào của rối loạn đông máu. Điều trị kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa bất kỳ biến chứng tiềm ẩn nguy hiểm xảy ra với cơ thể.

Thông Tin Cần Biết

Bệnh về máu khác

Tin hay đừng bỏ lỡ

TIN MỚI TRONG NGÀY