Món ăn linh thiêng tại đất nước Uzbekistan hóa ra lại rất thân thuộc với người dân Việt Nam

Ngày 26/01/2018 19:00 PM (GMT+7)

Suzanna Fatyan là hướng dẫn viên du lịch khá nổi ở Uzbekistan bởi những bài giới thiệu về ẩm thực Uzbek. Đây là một bài viết đặc sắc của cô về bánh mỳ - một món ăn tưởng như cũng rất quen thuộc với người Việt Nam nhưng ở Uzbek thì nó hoàn toàn khác biệt và được tôn kính như vị thần.

Khi đi du lịch, mọi người thường ghé thăm những địa danh nổi bật, tiếp cận với nền văn hóa địa phương và trải nghiệm các món ăn truyền thống. Thông quá nền ẩm thực, du khách có thể hiểu thêm về đất nước mà mình đặt chân tới.

Tại vùng đất Uzbekistan, trong nền văn hóa ẩm thực của quốc gia này, bánh mỳ đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Nó được coi như một “món quà của Chúa” dành cho toàn nhân loại. Không có bữa ăn nào của người dân Uzbek có thể thiếu được món bánh mỳ.

Những sự thật thú vị về bánh mỳ ở Uzbekistan

Có rất nhiều điều sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên khi tìm hiểu về món ăn mang tính truyền thống và thậm chí còn nhuốm màu tâm linh này.

Thứ nhất, mọi loại bánh mỳ ở Uzbek đều hình tròn. Nó tượng trưng cho mặt trời đem ánh sáng tới cho con người. Với người dân Uzbek, một vòng tròn tượng trưng cho sự hoàn hảo, trọn vẹn. Đó là lý do bạn sẽ thấy hầu hết bánh mỳ đều có hình tròn thay vì dài hay hình chữ nhật.

Thứ hai, tất cả các bánh mỳ đều được trang trí. Khi cầm lên bất cứ chiếc bánh mỳ nào bạn cũng đều thấy nó được tạo viền hoa văn rất đẹp và phức tạp nhờ vào chiếc khuôn được làm từ gỗ và kim loại được gọi là chekicks mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở các khu chợ.

Món ăn linh thiêng tại đất nước Uzbekistan hóa ra lại rất thân thuộc với người dân Việt Nam - 1

Hầu hết bánh mỳ ở Uzbek đều có hình tròn.

Thứ ba, có đến hành trăm loại bánh mỳ khác nhau tại Uzbek như bánh mì Samarkand, bánh mỳ flaky, bánh mỳ chiên trong dầu với hành tây, bánh mỳ kulcha nhỏ xinh được làm từ sữa, bánh mỳ chapchak mềm mềm cùng hành chục loại bánh khác.

Thứ tư, hầu hết bánh mỳ của Uzber đều có một màu vàng hơi xém, tạo cảm giác vỏ giòn nhưng ruột mềm.

Bánh mỳ - món ăn được tôn kính như vị thần

Những chiếc bánh mỳ ở đây được làm từ bột nhão, đôi khi có thể bổ sung thêm sữa, kem chua, trứng và thậm chí là các loại thảo mộc. Thông thường, bánh mỳ được nướng bằng lò tandyr – một lò nung được xây bằng đất sét. Khi lò đạt nhiệt độ cao khoảng 4000 độ C, bột bánh đã được chuẩn bị sẵn sẽ được ốp lên bờ tường của lò.

Nếu có cơ hội, bạn hãy thử ghé thăm một trong những tiệm bánh ở khu phố cổ của Samarkand và xem quá trình nướng bánh. Đó thật sự là một nghệ thuật khiến không ít người phải trầm trồ.

Món ăn linh thiêng tại đất nước Uzbekistan hóa ra lại rất thân thuộc với người dân Việt Nam - 2

Những chiếc khuôn chekicks để tạo hoa văn trên bánh mỳ.

Món ăn linh thiêng tại đất nước Uzbekistan hóa ra lại rất thân thuộc với người dân Việt Nam - 3

Bánh mì được ốp lên tường lò nướng.

Đối với người dân Uzbekistan, bánh mỳ không chỉ là một món ăn mà nó như là một vật linh thiêng. Người dân Uzbek luôn thể hiện một thái độ tôn kính với bánh mỳ. Họ không bao giờ dám để bánh mỳ xuống đất dù đã được gói kín. Bởi bánh mỳ luôn được sử dụng trong các nghi lễ hay các sự kiện trọng đại như đám cưới, sinh con hay trong khi gia đình có người gia nhập quân ngũ.

Trong đám cưới, gia đình cô dâu, chú rể sau khi tiến hành cầu nguyện sẽ bẻ bánh mỳ và chia sẻ cho các thành viên trong gia đình, bạn bè và hàng xóm. Họ cho rằng khi chia sẻ bánh mỳ nghĩa là chia sẻ niềm vui với mọi người về hạnh phúc của con cái họ. Và kể từ đó, hai gia đình được thừa nhận đã gắn kết với nhau khi chia sẻ cùng chiếc bánh. Nếu bạn có cơ hội đến dự đám cưới của người Uzbek và được thử một chiếc bánh mỳ chia sẻ trong lễ cưới thì đó là dấu hiệu may mắn và bạn sẽ sớm tìm được ý trung nhân.

Món ăn linh thiêng tại đất nước Uzbekistan hóa ra lại rất thân thuộc với người dân Việt Nam - 4

Những chiếc bánh mỳ được trang trí thật đẹp để dùng cho đám cưới.

Còn khi một đứa trẻ ra đời, bánh mỳ sẽ được đặt vào trong nôi, ở bên dưới gối của đứa bé. Nghi lễ này để đảm bảo cho đứa trẻ đó sẽ có một tương lai may mắn.

Trong những gia đình có con đi quân ngũ, trước khi rời đi họ sẽ cắn một miếng bánh mỳ. Và phần còn lại của chiếc bánh sẽ được giữ lại trong gia đình thật cẩn thận. Họ cho rằng làm như vậy người con sẽ bình an quay về nhà.

Đối với người dân Uzber, bánh mỳ chứa đựng rất nhiều ý nghĩa nên nó trở nên thiêng liêng hơn bất cứ món ăn nào khác. Vì quy trình để làm ra một chiếc bánh nó gần như tượng trưng cho các giai đoạn sống của con người từ khi sinh ra tới khi "khuất núi". Ngoài ra, bánh mỳ còn thể hiện tính hiếu khách của người dân Uzbek, khi bạn đến thăm bất cứ gia đình nào cũng đều được mời dùng bánh mỳ trong bữa ăn.

Món ăn linh thiêng tại đất nước Uzbekistan hóa ra lại rất thân thuộc với người dân Việt Nam - 5

Thành phố Tashkent được mệnh danh là thành phố bánh mỳ, không phải vì đây là nơi sản xuất bánh mỳ nhiều nhất hay nơi có loại bánh mỳ ngon nhất mà bởi vì một câu chuyện diễn ra vào thời thế chiến.

Trong thời kỳ loạn lạc của chiến tranh, những người dân thành phố Tashkent đã giúp đỡ tất cả mọi người bằng cách chia sẻ những chiếc bánh mỳ. Họ thậm chí còn nhận che chở cho những đứa trẻ mồ côi và cung cấp nơi trú ẩn cho không ít người. Câu chuyện nhỏ này đã được truyền tụng từ thế hệ này sang thế hệ khác thể hiến tấm lòng thương người, tốt bụng của người dân Uzbek.

Món ăn linh thiêng tại đất nước Uzbekistan hóa ra lại rất thân thuộc với người dân Việt Nam - 6

Món ăn linh thiêng tại đất nước Uzbekistan hóa ra lại rất thân thuộc với người dân Việt Nam - 7

Có đến hàng trăm loại bánh bánh mỳ khác nhau tại Uzbekistan.

Nếu có cơ hội đến với đất nước vùng Trung Á này, bạn hãy thử bánh mỳ ở bất cứ nơi đâu bạn đến bởi ở mỗi vùng khác nhau sẽ có những công thức riêng làm ra bánh mỳ vì thế hương vị cũng sẽ rất khác biệt.

Hoàng Dương (Dịch từ Urbekjourney)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Món ngon châu Á khó chối từ