Những món ăn ngày Tết Nguyên Tiêu không thể thiếu phải kể đến đó là bánh chưng, xôi, hoa quả, bánh trôi, bánh chay… ý nghĩa mong cầu một năm mới nhiều may mắn, thuận lợi và hanh thông.
Ngày Rằm tháng Giêng hàng năm là vào ngày 15 tháng 1 âm lịch còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu. Tết Nguyên Tiêu (Thượng Nguyên) là ngày Rằm đầu tiên của năm mới và vào ngày này người Việt thường chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm bao gồm đầy đủ các món ăn ngon cũng như những lễ vật cúng kiếng thể hiện thành tâm và mong muốn 1 năm mới nhiều thuận lợi.
Những món ăn Tết Nguyên Tiêu không thể thiếu
Trong ngày Tết Nguyên Tiêu, các gia đình đều chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng giêng với những món ăn đó là:
- Gà luộc
- Nem rán
- Bánh chưng
- Xôi gấc
- Canh miến/ măng
- Bánh trôi bánh chay
- Chân giò
- Hoa quả
Chuẩn bị mâm cỗ đầy đủ các món ăn ngày Tết Nguyên Tiêu này đều có những ý nghĩa riêng.
1. Gà luộc
Gà luộc là một món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết Nguyên Tiêu. Gà là một món cúng tế linh thiêng đem lại nhiều may mắn cho gia đình.
Mâm cỗ ngày Tết Nguyên Tiêu có thể làm gà luộc nguyên con hoặc luộc xong chặt bày thành đĩa thịt gà.
2. Bánh chưng
Bánh chưng không thể thiếu trong mâm cơm cúng rằm tháng giêng. Bánh chưng là sản vật của nhà nông và cũng tượng trưng cho mặt đất. Dâng cúng bánh chưng cầu mong một năm được vuông tròn.
3. Xôi gấc
Xôi gấc màu đỏ, tượng trưng cho khởi đầu mới nhiều màu sắc, mang ý nghĩa may mắn. Đĩa xôi gấc có thể đóng thành nhiều hình đẹp mắt cúng rằm.
4. Nem rán
Nem rán là một món ăn truyền thống. Người Bắc gọi là nem rán, người miền Nam gọi là chả giò. Món ăn thể hiện sự kết hợp của nhiều nguyên liệu, cuộn tròn có ý nghĩa tròn đầy, mọi sự hanh thông.
5. Bánh trôi nước, bánh chay
Bánh trôi, bánh chay không thể thiếu trong cúng rằm tháng giêng. Theo quan niệm của người Việt, cúng rằm bằng bánh trôi bánh chay mong muốn cho mọi việc được trôi chảy, thông suốt.
6. Canh miến/ măng
Canh miến hoặc canh măng là một bát được bày trong mâm cỗ cúng Tết Nguyên Tiêu. Bát canh thể hiện sự đủ đầy, cầu mong một năm mới nhiều thuận lợi.
7. Chân giò
Chân giò lợn tiếng Hán Việt là trư túc. Trư là lợn đồng âm với chư (mọi thứ), túc là chân, trư túc đồng âm với sung túc, no đủ. Cúng rằm tháng giêng gần như không thể thiếu món chân giò với cầu mong năm mới được đầy đủ, sung túc.
8. Hoa quả
Hoa quả tùy từng vùng miền có sự khác nhau về loại. Mỗi mâm lễ đều có đĩa hoa quả tươi cầu mong một năm mới nhiều may mắn. Miền Nam thường bày những quả như sung, đu đủ, xoài, dừa xiêm… với mong muốn sung túc. Miền Bắc thường bày những quả truyền thống như chuối với những quả cong lên ngụ ý đùm bọc.
Đó là những món ăn rằm tháng giêng - Tết Nguyên Tiêu gần như không thể thiếu trong các mâm cỗ cúng. Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình sẽ chuẩn bị thêm các món ăn khác để làm cho mâm cỗ cúng thêm đầy đủ hơn.
Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng - Tết Nguyên Tiêu
Để cúng rằm tháng giêng, các gia đình đều chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm. Mâm cỗ cúng rằm tháng giêng có thể chuẩn bị cỗ chay (cúng phật) và mâm cỗ mặn cúng gia tiên.
1. Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng đầy đủ
Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng (cúng gia tiên) thường bao gồm 4 bát, 4 đĩa hoặc 4 bát, 6 đĩa, tùy vào điều kiện của mỗi gia đình để chuẩn bị. Thường gồm có:
- Đĩa gà luộc
- Đĩa Xôi gấc hoặc bánh chưng
- Bát Canh măng
- Đĩa xào thập cẩm
- Đĩa Nem rán
- Đĩa Giò lụa
- Đĩa Nộm hoặc bát hành muối
- Bát canh miến lòng gà
Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng truyền thống không khác mâm cỗ ngày Tết
2. Mâm cỗ chay cúng Rằm tháng Giêng
Đối với cúng phật thì cần chuẩn bị mâm cỗ chay. Các món thường có trong mâm cỗ chay cúng rằm tháng giêng:
- 1 đĩa xôi gấc hoặc xôi đỗ
- 1 đĩa rau củ chay xào
- Hoa quả
- 1 đĩa giò chay
- 1 Đĩa nem chay
- 1 đĩa đậu luộc
- 1 bát canh nấm chay
- 1 đĩa nộm chay
- Bánh trôi bánh chay
Ngoài mâm cỗ bao gồm các món ăn ngày Tết Nguyên Tiêu trên thì các gia đình còn cần chuẩn bị thêm các lễ vật cúng rằm bao gồm hương, hoa, vàng mã, trầu cau, đèn nến, rượu…