Em dâu đẻ tôi phục vụ 3 ngày trong bệnh viện, đến lúc tôi đẻ em mất hút, còn nói một câu khiến tôi chực khóc

Diệu Thuỳ - Ngày 04/05/2023 00:00 AM (GMT+7)

2 năm trước Thúy sinh con, tôi chính là người đưa em đi đẻ, túc trực ở bệnh viện suốt 4 ngày liền. Thế mà giờ tôi đẻ, hành động và thái độ của em khiến tôi thất vọng vô cùng.

Cách đây 2 năm, Thúy - em dâu tôi sinh con. Vì đúng vào đợt dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh, giãn cách xã hội nên việc em đi sinh gặp nhiều khó khăn. Chồng Thúy đi làm ăn ở nước ngoài, bố mẹ ở quê nên không ra được, bố mẹ chồng tôi lúc đó cũng đang bị Covid-19, chỉ còn tôi là phù hợp để vào viện chăm sóc Thúy. 

Khi em ngỏ lời nhờ vả, tôi đồng ý ngay. Cùng là phụ nữ, cũng cùng phận làm dâu với nhau, tôi hiểu đi đẻ mà chỉ có một mình thì tủi thân lắm. Khi Thúy có dấu hiệu chuyển dạ, tôi đưa em vào bệnh viện. Chờ suốt mười mấy tiếng đồng hồ mà em không sinh thường được nên phải chuyển mổ. Mổ xong, Thúy ở viện 3 ngày mới được về nhà. 

Trong những ngày đó, một mình tôi chạy đôn chạy đáo, chăm sóc cho hai mẹ con em. Ngày thứ 2 sau mổ, Thúy đau đớn đứng dậy tập đi, tôi dìu em đi dọc hành lang bệnh viện, mồ hôi hai chị em chảy ròng ròng. Đêm hôm thấy Thúy ngủ ngon nên tôi không nỡ gọi, cứ một mình cặm cụi cho cháu ăn, thay bỉm, dỗ cháu khóc. Có mấy ngày mà trông tôi phờ phạc. Từ bác sĩ, y tá đến cả cô lao công ở bệnh viện cũng tưởng tôi là chị gái của Thúy chứ chẳng phải chị dâu. 

Ngày Thúy sinh nở, tôi chăm em cẩn thận như chăm em gái. (Ảnh minh họa)

Ngày Thúy sinh nở, tôi chăm em cẩn thận như chăm em gái. (Ảnh minh họa)

Ngày em về, tôi cũng tranh thủ chạy sang chăm nom, nấu nướng cho hai mẹ con ăn. Đến khi mẹ chồng tôi hết covid, có thể chăm sóc cho em thì tôi mới yên tâm. Tôi cũng đưa Thúy 2 triệu đồng làm quà cho hai mẹ con. 

Mình đối với em hết lòng, mà em đối lại với mình “hết hồn”. Cách đây không lâu, tôi sinh em bé. Sinh xong hơn 1 tháng trời mà không thấy Thúy sang thăm, cũng chẳng hỏi han chị và cháu được câu nào dù nhà 2 chị em cách nhau chưa đến 1 cây số. 

Tôi hỏi mẹ chồng về Thúy thì bà nói dạo này em ấy bận, thỉnh thoảng mới thấy sang nhà mẹ. Vài hôm sau, tôi thấy Thúy chuyển khoản 2 triệu đồng. Sau đó em nhắn tin bảo tôi: “Em vừa chuyển khoản cho chị 2 triệu đấy. Đợt này em bận không sang thăm chị được, với cả em là dân làm ăn, đi thăm bà đẻ đen lắm, chị thông cảm nhá”. 

Đọc tin nhắn của Thúy mà tôi tủi thân, nước mắt chực rơi ra. Chị em với nhau, trước em sinh nở tôi chăm bẵm như thế, mà giờ em nói với tôi một câu chẳng khác nào người dưng nước lã. Ừ thì nếu em ngại không sang thăm tôi vì kiêng chuyện làm ăn kinh doanh, tôi cũng chẳng trách, nhưng đáng lẽ em nên nói năng dễ nghe một chút chứ. Nhìn những dòng chữ trong tin nhắn của em mà tôi chỉ thấy sự vô ơn. 

Bình thường thì tôi cũng chẳng để tâm mấy chuyện này đâu. Nhưng hình như phụ nữ sinh xong nhạy cảm hơn bình thường nên cứ nghĩ đến Thúy là tôi lại ấm ức, chảy nước mắt, có đêm còn mất ngủ, hôm sau sữa ít hẳn. 

Chồng tôi biết chuyện cũng động viên, khuyên tôi đừng suy nghĩ quá nhiều kẻo ảnh hưởng đến sức khỏe, mình biết lòng người ta như vậy thì rút kinh nghiệm, lần sau không đặt lòng tốt sai chỗ là được. 

Đọc tin nhắn của Thúy mà tôi tủi thân phát khóc. (Ảnh minh họa)

Đọc tin nhắn của Thúy mà tôi tủi thân phát khóc. (Ảnh minh họa)

Phụ nữ sau sinh mất ngủ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe và tinh thần?

- Mất ngủ ở phụ nữ sau sinh là tình trạng trẻ đã ngủ rất ngon nhưng người mẹ vẫn không thể ngủ được. Khi mất ngủ, mẹ còn cảm thấy bồn chồn, lo lắng, thao thức,... Phụ nữ sau sinh mất ngủ có thể khiến cơ thể bị mệt mỏi và nhanh chóng suy nhược, nếu để kéo dài sẽ khiến cơ thể đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẹ sau sinh bị mất ngủ như: Thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là nồng độ estrogen giảm xuống thấp khiến mẹ bị rối loạn giấc ngủ; Việc thay đổi nội tiết tố cũng khiến mẹ dễ buồn bã, suy nghĩ, lo lắng, ám ảnh,... Thời gian mới sinh, mẹ thường phải thức dậy cho trẻ bú, dỗ trẻ ngủ, thay bỉm,... khiến mẹ khó quay trở lại giấc ngủ hơn. 

- Chứng mất ngủ sau sinh kéo dài làm mẹ luôn trong trạng thái mệt mỏi, cáu gắt, dễ nóng giận, không kiểm soát được cảm xúc. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết, làm giảm lượng sữa và chất lượng sữa mẹ, thậm chí mất sữa.

- Để cải thiện tình trạng mất ngủ, mẹ nên đi ngủ sớm, áp dụng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, giữ tâm trạng thoải mái, chia sẻ cảm xúc, nhờ mọi người xung quanh hỗ trợ việc chăm sóc em bé, hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ, uống một số loại trà giúp dễ ngủ như: Trà hoa cúc, trà hoa oải hương,...

Em dâu đẻ tôi phục vụ 3 ngày trong bệnh viện, đến lúc tôi đẻ em mất hút, còn nói một câu khiến tôi chực khóc - 3

Trước nhờ mẹ chồng trông cháu trả 3 triệu/tháng, giờ bà ốm bảo sang chăm, tôi cũng lấy công 3 triệu có được không?
Tôi vừa nêu ý kiến đã bị cả nhà chồng xúm vào xỉa xói, nhưng có ở hoàn cảnh của tôi thì mọi người mới thấu.

Tâm sự bà bầu

Theo Diệu Thuỳ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự bà bầu