Khi mắc các bệnh giao mùa như cúm, sởi, thủy đậu trẻ nhỏ có cần kiêng tắm gội?

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 25/02/2025 13:00 PM (GMT+7)

Trong thời điểm giao mùa, khi nhiều bệnh truyền nhiễm làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cả người lớn và trẻ nhỏ, không ít thông tin cho rằng, việc tắm gội sẽ khiến bệnh càng nặng thêm.

Theo ghi nhận, hiện tại các bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng, điển hình như cúm mùa, thủy đậu, bệnh sởi… Nguyên nhân là do đang ở thời điểm giao mùa, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn có hại gây bệnh. Trước những diễn biến trên, ngành y tế liên tục đưa ra cảnh báo, cũng như khuyến cáo nhằm giúp người dân chủ động phòng bệnh.

Có không ít thông tin cho rằng, khi mắc các bệnh truyền nhiễm, mọi người cần lưu ý, đặc biệt là không nên tắm vì dễ khiến bệnh nặng thêm. Sở dĩ có lời khuyên này là vì khi tắm nước nóng làm giãn lỗ chân lông từ đó gây mất khí, ngoại tà dễ xâm nhập... Đồng thời, không ít người đưa dẫn chứng về những trường hợp tắm khi bị ốm gây cảm hàn. 

Trước những thông tin trên, cả đông y và tây y đều cho rằng, điều này là không đúng, không có cơ sở khoa học và dễ gây nguy hại đến người bệnh. Theo đó, dù mắc bệnh cúm mùa, hay các bệnh có thể gây những tổn thương ngoài da như thủy đậu, tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi thì việc tắm rửa, vệ sinh cá nhân hàng ngày là vô cùng quan trọng.

Trẻ mắc cúm hay một số bệnh truyền nhiễm khác cần phải tắm và vệ sinh hàng ngày để tránh bội nhiễm. Ảnh minh họa.

Trẻ mắc cúm hay một số bệnh truyền nhiễm khác cần phải tắm và vệ sinh hàng ngày để tránh bội nhiễm. Ảnh minh họa. 

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, với các bệnh gây tổn thương ngoài da, việc tắm rửa vệ sinh hàng ngày sẽ tránh nguy cơ bị vi khuẩn tấn công, tránh bị bội nhiễm. Việc tắm gội giúp giải phóng các tế bào da (ghét), làm thông thoáng da, cải thiện bài tiết của tuyến mồ hôi, cải thiện lưu thông máu, giảm sưng đau khớp, cải thiện tinh thần, cải thiện giấc ngủ.

Với những bệnh không gây tổn thương ngoài da như cúm mùa, việc vệ sinh hàng ngày cũng rất quan trọng. Không chỉ tắm rửa thông thường, mọi người còn có thể vệ sinh mũi họng bằng nước ấm, bằng thảo dược qua cách xông mũi họng hoặc xông toàn thân. Chỉ những người đang suy kiệt nặng, huyết áp thấp, người đang tiêm truyền, người có vết mổ, người suy tim gan thận nặng thì không nên tắm, chỉ nên vệ sinh bằng cách lau sạch người.

Tóm lại, trong bất kỳ khuyến cáo nào của Bộ Y tế về các bệnh truyền nhiễm khi giao mùa, vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày luôn là điều được nhắc đến đầu tiên và mọi người cần nghiêm túc thực hiện.

Dưới góc độ y học cổ truyền, lương y Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết, việc tắm gội là cần thiết với những người bị các bệnh như sởi, cúm hay thủy đậu. Sở dĩ có quan điểm kiêng tắm gội là do trước đây, nơi tắm không đảm bảo, có gió nên dễ gặp biến chứng, có thể bị phong hàn.

Việc tắm một số thảo dược còn có tác dụng chữa bệnh, nhưng lưu ý cần tắm trong phòng kín gió và không tắm lâu. Ảnh minh hoạ.

Việc tắm một số thảo dược còn có tác dụng chữa bệnh, nhưng lưu ý cần tắm trong phòng kín gió và không tắm lâu. Ảnh minh hoạ.

Tuy nhiên, hiện điều kiện phòng tắm đã được kín đáo, trang bị đầy đủ thiết bị nên việc tắm hàng ngày là cần thiết. Khi tắm cần tắm bằng nước ấm 30 – 35 độ C, tắm nhanh trong khoảng 5 phút, tắm nơi kín gió, sau tắm lau khô người và mặc quần áo, sấy tóc khô.

Trong y học cổ truyền, một số bệnh như bệnh sởi việc tắm với các loại lá thảo dược rất tốt cho cơ thể, không chỉ điều trị một số bệnh ngoài da, và đặc biệt hơn nó còn hỗ trợ điều trị bệnh sởi một cách hiểu quả và an toàn. Các loại lá này không chỉ sát khuẩn mà có tác dụng làm cho bệnh sởi lặn nhanh và giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng.

Có thể tham khảo một số loại lá cây tắm trị sởi như: Lá trà xanh, lá bạc hà, lá và vỏ bưởi, lá dâu, lá khế, mướp đắng…Các loại lá này được lựa chọn kỹ, đun sôi để nguội sau đó tắm nhanh cho người bệnh sởi. Tuy nhiên, nếu không có kiến thức, tốt nhất vẫn nên tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn để được tư vấn cụ thể.

Nutifood Sweden GrowPLUS+ Sữa non Immunel với công thức đột phá được phát triển bởi Nutifood Thụy Điển, xây dựng nền tảng FDI hỗ trợ đề kháng khỏe, tiêu hóa tốt giúp chuyển hóa tốt các dưỡng chất. 

Công thức bộ ba dưỡng chất bảo vệ với Immunel từ Mỹ giúp hoạt hóa, tăng sinh tế bào miễn dịch chủ động kết hợp 100% sữa non 24h chứa kháng thể IgG và 2’-FL HMO, hỗ trợ tăng cường đề kháng nhanh và phát triển toàn diện cho bé.

Khi mắc các bệnh giao mùa như cúm, sởi, thủy đậu trẻ nhỏ có cần kiêng tắm gội? - 3

Làm sao để giúp trẻ phòng bệnh giao mùa tốt nhất, khi trẻ mắc bệnh có nên cho uống sữa để tăng đề kháng không?
Khi thời tiết giao mùa, để trẻ không mắc bệnh thì việc tăng đề kháng cho trẻ là vô cùng quan trọng, nhưng cần phải thực hiện đồng bộ bằng nhiều biện...

Sức khỏe giao mùa

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]25/02/2025 11:50 AM(GMT+7)

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Lương y Bùi Đắc Sáng