Lúc tôi có bầu, chẳng thấy chị thăm nom bao giờ. Mỗi lần tôi về chơi xách được con chim câu sang bảo để hầm cháo. Trong khi đó tôi nghén có ăn uống được gì đâu.
Người yêu đầu của anh trai thoáng lắm, nhà giàu nên thỉnh thoảng chị ấy lại cho tôi tiền mua cái này cái kia. Vậy nhưng không hiểu sao mẹ lại không ưng cứ bảo không hợp với anh trai. Thế rồi hai người chia tay, tiếc ơi là tiếc.
Đến lúc anh trai quen người mới rồi cưới về mà tôi chẳng ưng tí nào. Trước chưa lấy vợ thì với anh trai tôi là nhất nhưng từ khi cưới về, hễ xin tiền anh đều bảo:
“Em hỏi chị dâu ấy, anh không có”.
Cái gì cũng thông qua chị dâu, nếu hỏi 3 triệu thì kiểu gì chị cũng chỉ đưa 1 triệu thôi. Hỏi 1 triệu thì đưa đôi ba trăm không bao giờ cho đủ, toàn lấy lý do:
“Chị mới nộp tiền học cho các cháu”.
Chị dâu tôi lúc nào cũng khó dễ với em chồng nên tôi chán không muốn làm thân với chị. (Ảnh minh họa)
Lấy lý do thế thôi chứ tôi thừa biết chị ấy thiếu gì tiền. Anh trai tôi lương tháng kiếm 20 triệu nộp cả cho vợ. Chị dâu thì có cả 1 spa to oạch giữa phố. Hai vợ chồng lấy nhau chưa đầy 6 năm đã mua được 2 mảnh đất. Anh chị ấy không kể, chẳng qua có lần vô tình nghe thấy bố mẹ kể chuyện với nhau tôi mới biết.
Biết tính chị dâu rồi, dần dần tôi cũng chẳng hỏi xin tiền anh chị nữa. Đến khi cưới, như người ta em út đi lấy chồng thì cũng phải quà cáp thế nào cho đẹp mặt. Đằng này chị ấy cho có đúng 1 chỉ vàng làm tôi hẫng hụt vô cùng.
Đến lúc tôi có bầu, chẳng thấy chị thăm nom bao giờ. Mỗi lần tôi về chơi xách được con chim câu sang bảo để hầm cháo. Trong khi đó tôi nghén có ăn uống được gì đâu.
Tôi sợ đau nên từ đầu đã đăng kí sinh mổ, con được hơn 39 tuần thì xách làn lên viện, không cần chờ đến cơn chuyển dạ.
Chồng cũng thuê phòng dịch vụ cho tôi ở mấy ngày đó. Đẻ xong 3 hôm mới thấy chị dâu vào thăm, ngồi thì nói chuyện rõ to, còn vô duyên khen cháu:
“Thằng bé mắt một mí giống mẹ. Kể mắt giống bố thì đẹp hơn”.
Chắc nói xong biết nhỡ lời mới chữa cháy:
“Mà giống ai cũng được, miễn chịu ăn chóng lớn, sau này ngoan ngoãn bố mẹ được nhờ con nhỉ”.
Tức nhất là lúc chị dâu chuẩn bị về, lấy trong ví ra được 2 tờ 500 nghìn cùng bịch quần áo cũ bảo:
“Chị cho cháu mấy đồng mua sữa, với soạn ít đồ sơ sinh cũ của 2 bé nhà chị mang cho cháu. Nói là cũ nhưng vẫn còn mới lắm. Tính chị cũng cẩn thận, không để ố màu gì đâu. Trẻ sơ sinh mặc mấy đồ này còn lành hơn đồ mới”.
Nhìn bịch quần áo cũ chị dâu mang cho con mình mà tôi phát bực. (Ảnh minh họa)
Nhìn đống đồ cũ của chị chồng, tôi bực tối sầm cả mặt. Em chồng đẻ, keo kẹt cho vài đồng lại còn thêm đồ cũ. Chị ấy làm như tôi nghèo lắm, không tự mua được đồ mới cho con không bằng. Ức chế, tôi lắc đầu:
“Thôi bác không phải cho cháu đâu. Tiền mua sữa cho con em, em chuẩn bị đủ rồi. Quần áo em cũng mua mới nhiều lắm…”.
Không rõ có hiểu ý tôi không mà chị ấy còn cố nói tiếp:
“Ơ, bác cho cháu có cho cô đâu, em bé nhỉ!”
Nghe thế tôi càng tức, bảo rõ luôn:
“Em không nhận tiền, lại càng không lấy quần áo cũ của bất cứ ai cho con em mặc đâu. Em không tin mấy cái chuyện xin đồ cũ mà lấy được vía nuôi con khỏe mạnh. Nếu đúng như thế người ta còn cần tới bệnh viện, bác sĩ làm gì”.
Tới lúc ấy chị dâu tôi mới nín lặng mà biết ý về. Tôi tức cũng chẳng buồn chào. Nói thật lòng không phải tôi chê tiền, nhưng em chồng đẻ, ít ra chị ấy cũng phải thế nào chứ. Hội bạn tôi đến thăm còn bỏ phong bì 1 triệu rồi mua toàn đồ mới cho tặng em bé. Đằng ngày chị dâu ruột mà lại cư xử như thế. Chán thực sự luôn mọi người ạ.
Một số lưu ý khi đến thăm bà đẻ
Một điều quan trọng nhất khi đến thăm các bà mẹ đẻ chính là lời khen cho các mẹ. Mặc dù có thể một số mẹ sau khi sinh sẽ có tình trạng mệt mỏi, xanh xao, thiếu sức sống,... Nhưng những người đến thăm cần động viên, dành những lời tích cực để khích lệ tinh thần mẹ, như vậy, sẽ giúp mẹ thoải mái và tự tin hơn.
Điều lưu ý thứ hai chính là khi khách đến dành lời khen cho các bé mới sinh. Lúc này, bạn nên nhớ hãy thêm quán ngữ “trộm vía” vào trước câu, ví dụ như: Trộm vía bé xinh quá! Ngoài ra, bạn cũng có thể nói ngược lại như “bé trông đáng ghét quá” thay vì khen dễ thương.
Khi thăm bà đẻ, bạn cũng nên lưu ý xem xét tình trạng của sản phụ, để lưu ý rút lui, đi về sớm khi thấy sản phụ mệt mỏi, khi sản phụ cho bé bú nhưng ngại ngùng và cả khi sản phụ ngồi nhiều muốn nằm nghỉ ngơi,...
Trước khi đến thăm bé sơ sinh bạn cũng cần phải vệ sinh bản thân sạch sẽ. Trong trường hợp bạn muốn bế hoặc bồng bé, bạn cần vệ sinh tay thật sạch sẽ. Bởi vì, với các bé sơ sinh vô cùng nhạy cảm với vi khuẩn, vi rút do sức đề kháng trẻ chưa được hoàn thiện.
Cuối cùng, bạn không thể quên một món quà để tặng cho mẹ và bé mới sinh. Món quà này sẽ là thứ giúp bạn và sản phụ lưu lại một ký ức đẹp về khoảng thời gian đặc biệt này.