Sơn La là vùng đất nổi tiếng với nhiều món ăn, đặc sản mới lạ và độc đáo mang nét đặc trung tiêu tiểu của vùng miền. Trong đó, chúng ta phải kể đến 3 đặc sản lừng danh, từng lọt 100 đặc sản và quả tặng Việt Nam, đó là:
Ốc suối hấp
Loại ốc này thường chỉ có ở những khu rừng rậm, nhiều cây cối, ẩm thấp. Chúng thường ra nhiều sau mưa để ăn lá cây. Chỉ cần một đợt mưa rào lá tha hồ bắt, nhiều tảng đá chứa cả chục con.
Những con ốc đá ở đây có hình dáng giống ốc núi bà Đen (Tây Ninh), không phát trển như chiều dọc mà phát triển chiều ngang, mình dẹt, to trung bình bằng hai đốt ngón tay, miệng loe ra có màu trắng sữa.
Ốc đá ngoài luộc còn có thể biến thành nhiều món ngon khác như nấu với lá lồm, lá chua hoặc măng chua, làm gỏi ốc trộn với mùi tàu, lá gừng, tía tô... Thường bà con dân tộc không xào ốc vì chúng sẽ ra nhiều nhớt, ăn không ngon. Nếu muốn nấu canh, họ đun sôi nước, đổ ốc vào, cho thêm muối để giòn và hết tanh. Ốc luộc chín tới rồi đổ ra khêu, sau đó nấu với măng chua, lá lồm...
Ốc đá ngoài luộc còn có thể biến thành nhiều món ngon khác như nấu với lá lồm, lá chua hoặc măng chua, làm gỏi ốc trộn với mùi tàu, lá gừng, tía tô...
Canh rêu suối
Đây là món ăn đặc trưng làm nên hương sắc núi rừng trong văn hóa ẩm thực của người Thái ở Sơn La. Rêu đá có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, trong đó đơn giản nhất là canh rêu tươi (kinh tau). Trước khi chế biến thành món ăn phải để rêu trên thớt hoặc hòn đá có mặt phẳng, dùng chày gỗ đập nhiều lần cho nát hết tạp chất bám trên rêu, rửa sạch không còn cát sạn. Rêu sau khi rũ hết cát sạn được cắt thành từng đoạn nhỏ, thả vào nước luộc gà hoặc xương hầm, nêm gia vị vừa khéo, đến khi chín sẽ dậy lên hương thơm hấp dẫn.
Đây là món ăn đặc trưng làm nên hương sắc núi rừng trong văn hóa ẩm thực của người Thái ở Sơn La.
Rêu đá sau khi hái có thể bảo quản tươi được 2 - 3 ngày, đồng bào dân tộc Thái cũng tích trữ rêu khô phơi gác bếp để ăn dần hay dùng trong các dịp trọng đại như cưới hỏi, lên nhà mới hay lễ hội.
Theo kinh nghiệm dân gian, rêu đá là một món ăn mát lành giúp lưu thông khí huyết, giải độc, thanh nhiệt, hạ huyết áp cũng như nhiều công dụng khác.
Chè Shan tuyết
Nhắc đến Mộc Châu, người ta không chỉ nghĩ đến những thảo nguyên với những đồng cỏ xanh bát ngát hay những đàn bò làm nên thương hiệu sữa nổi tiếng mà nhắc đến mảnh đất này, người ta không thể không kể đến những đồi chè Shan Tuyết khiến biết bao người yêu trà mê mẩn.
Khác với trà Shan Tuyết ở Hà Giang, Yên Bái hay Tuyên Quang,... cây chè Shan tuyết Mộc Châu có một số đặc điểm khác biệt về mặt hình thái: thân cây chè to hơn (vì là thân gỗ, còn các loại thân chè khác là thân bụi); cành và tán cây có phần dài hơn; lá to hơn, dài hơn, có màu xanh đậm hơn và có nhiều răng cưa hơn so với lá của những loại chè khác; mặt dưới lá chè của chè Shan tuyết có một lớp lông trắng. Thành phần cơ giới búp chè và nhất là thành phần sinh hoá búp chè cũng có những khác biệt đáng kể. Tuy nhiên, đặc tính hình thái sinh vật học chè Shan tuyết Mộc Châu lại không khác biệt nhiều so với chè ở các vùng khác.
Khác với trà Shan Tuyết ở Hà Giang, Yên Bái hay Tuyên Quang,... cây chè Shan tuyết Mộc Châu có một số đặc điểm khác biệt về mặt hình thái.