Thanh Hóa là miền đất địa linh nhân kiệt với nhiều điểm du lịch nổi tiếng như: Sầm Sơn, Hải Tiến, Pù Luông,… và có các đặc sản thơm ngon thu hút bao thực khách.
Nem chua
Đây là món ăn nổi tiếng làm nên tên tuổi của vùng đất Thanh Hóa mà bất cứ ai đến cũng phải mua về làm quà biếu tặng gia đình, bạn bè. Nó có nhiều loại khác nhau, dựa vào hình dáng và cách làm để chia thành nem dài, nem cối, nem vuông…
Nguyên liệu chính để làm nem chua chính là thịt lợn mông nạc, lá đinh lăng, lá ổi, thính và tỏi, ớt… Sau đó người dân xứ Thanh sẽ chế biến đơn giản, gói chắc tay. Nem có vị giòn giòn, chua chua, cay cay của ớt tỏi, bùi thơm của lá đinh lăng và ổi. Tất cả tạo nên một hương vị đặc biệt làm nức lòng bao người, đặc biệt là cánh mày râu.
Bánh ích
Đó là sự kết hợp giữa bánh ít và bánh nếp. Nó có hình tròn, vỏ ngoài được làm bằng bột nếp, nhân thịt tôm.
Nếp thường là loại thượng hàng, xay thành bột rồi nhào nhuyễn. Sau đó người dân sẽ chế biến nhân bánh, gồm tôm và thịt lợn băm nhỏ, thêm chút gia vị muối, tiêu rồi nặn bánh đem đi hấp.
Khi ăn bánh ít, người ta sẽ rưới lên bánh lớp mỡ hành phi thơm béo ngậy, ăn kèm với dưa chuột và rau sống.
Bánh gai
Bánh gai Thanh Hóa ngon dựa vào khâu chọn nguyên liệu vô cùng hoàn hảo, gồm nếp cái hoa vàng, đậu xanh, lá gai. Ban đầu, người dân đem hạt nếp cái hoa vàng đi xay mịn để làm bột bánh. Đậu xanh bỏ vỏ, nấu thật kỹ cho tơi rồi cũng đem xay nhuyễn. Lá gai phải là lá không quá già, không quá non được giã lấy nước để trộn vào bột bánh.
Bánh gai Thanh Hóa dẻo dẻo, có vị của thơm thơm của đậu xanh, ngòn ngọt của đường và thoang thoảng hương lá gai.
Bánh răng bừa
Có hình dạng thuôn dài và gần giống với chiếc răng bừa. Nó được làm từ bột tẻ và lá dong, bên trong là phần nhân thịt, mộc nhĩ.
Bánh răng bừa ngon nhất khi ăn nóng và chấm với nước mắm mặn, thêm chút hạt tiêu. Miếng bánh dẻo dẻo, nhân bên trong thơm lừng cùng chút nước mắm đậm đà.
Cá rô Đầm Sét
Cá rô chỉ nhỏ bằng 2 ngón tay, có màu phớt vàng và thịt săn chắc, thơm ngon. Chúng được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, trong đó, rán và nấu canh là hai cách chế biến phổ biến nhất.
Những con cá rô được rán giòn tan, đem chấm với nước mắm ngon hoặc tương bần thêm chanh, gừng, ớt…
Mắm cáy
Được làm từ con cái – giống như cua nhưng nhỏ hơn. Cáy sau khi bắt về được rửa sạch, tách yếm ra rồi đem đi giã nhuyễn. Sau đó, người dân bản địa sẽ cho muối vào trộn đều, bỏ vào chum đậy kín lại.
Chum ấy sẽ để ở nơi thoáng mát 10 ngày rồi phơi nắng 1 tuần. Cuối cùng, họ sẽ cho hỗn hợp thính gạo và men gạo vào chum để khử bớt mùi cáy, tạo ra hương vị ngon đặc trưng. Nó dùng để chấm thịt luộc hay rau luộc.
Chả tôm
Nguyên liệu để làm món đặc sản xứ Thanh chính là những con tôm tươi ngon, chắc thịt để giữ được hương vị của món ăn. Chả tôm sau khi chế biến và chiên lên sẽ có hương vị thơm lừng, nóng giòn. Nó được ăn kèm với rau sống và nước chấm chua cay.