7 đặc sản nổi tiếng vùng đất Bình Định, có món tên nghe rất lạ lẫm nhưng vô cùng ngon

K.T - Ngày 08/03/2021 19:00 PM (GMT+7)

Khi đặt chân đến vùng đất Bình Định, du khách nhất định phải thử những món ăn đặc sản thơm ngon này.

Bánh xèo

Được bày bán ở hầu hết các quán xá vỉa hè tại Bình Định. Bánh xèo được làm được nguyên liệu đơn giản như thịt heo băm nhuyễn, trứng, bột gạo và hành phi, rau thơm.

Gạo để làm bánh xèo thường là loại chắc mẩy, không bị sâu để tạo độ ngọt cho bỏ bánh. Sau đó người ta sẽ đem gạo đi xay và nấu thành bột dẻo, cho trứng và thịt băm cùng một số loại gia vị vào.

7 đặc sản nổi tiếng vùng đất Bình Định, có món tên nghe rất lạ lẫm nhưng vô cùng ngon - 1

Người nấu sẽ múc từng thìa hỗn hợp trên đổ lên chào để tráng thành những miếng bánh, dải thịt băm nhuyễn đã được xào chín hoặc tôm nõn lên bên trên bề mặt bánh và cuộn đều tay để bánh to tròn và đẹp. Bánh được ăn kèm với nước chấm chanh tỏi ớt pha loãng và rau thơm.

Bánh ít lá gai

Bánh ít lá gai là một trong những món đặc sản làm nên danh tiếng của vùng đất Bình Định. Nó được chế biến rất cầu kỳ: lá để làm bánh phải là lá gai to dày, đem phơi khô, nấu nhừ với mật mía cho đến khi đặc thì thêm bột nếp vào khuấy đều. Sau đó đem hỗn hợp đi giã hoặc xay cho nhỏ để bột gạo, lá gai và mật mía được hòa quyện với nhau.

Nhân để làm bánh gồm đậu tầm, dầu chuối, sợi dừa. Nếu là bánh gai mặn thì có thêm thịt mỡ, đậu phộng trong nhân. Chỉ cần cắn một miếng, thực khách sẽ cảm nhận được độ thơm dẻo của vỏ bánh, beo béo của đậu phộng, thịt mỡ.

7 đặc sản nổi tiếng vùng đất Bình Định, có món tên nghe rất lạ lẫm nhưng vô cùng ngon - 2

Bánh tráng nước dừa

Bánh tráng nước dừa chế biến không quá khó nhưng cần sự tỉ mỉ và có kinh nghiệm. Nguyên liệu của bánh chủ yếu là của mì được sắt nhỏ, xay lấy nước; dừa sợi, nước dừa và vừng đen. Tất cả đều được đổ chung vào một nồi lớn, trộn đều cho các gia vị hòa quyện cùng với nhau và được đun nóng.

Sau đó múc từng gáo hỗn hợp trên vào một chiếc chảo đã nóng và tráng đều để cơm dừa và vừng đen dàn đều mặt bánh rồi đem ra phơi. Đến khi ăn, thực khách chỉ cần nướng lên để bánh có độ phồng và dậy mùi thơm của vừng, nước cốt dừa…

7 đặc sản nổi tiếng vùng đất Bình Định, có món tên nghe rất lạ lẫm nhưng vô cùng ngon - 3

Rượu bầu đá

Được nấu từ gạo lứt và chỉ đạt độ ngon nhất khi sử dụng nguồn nước tại một làng của tỉnh Bình Định. Tương truyền, loại rượu này từng tiến cung cho vua nên được xếp hạng vào rượu đặc sản nổi tiếng. Hiện làng Cù Lâm (An Nhơn) là làng duy nhất nấu rượu bầu đá thủ công. Nó được đựng trong những chiếc bình sứ tinh xảo và có độ cồn rất cao, lên đến 50 độ nên người uống không quen sẽ thấy rất nóng và dễ say. Thế nhưng, điểm khiến người ta yêu thích những vò rượu này chính là cái vị thanh mát, chỉ cần uống một ngụm là cả người sẽ thấy khoan khoái, mát lạnh và dễ chịu hơn hẳn.

7 đặc sản nổi tiếng vùng đất Bình Định, có món tên nghe rất lạ lẫm nhưng vô cùng ngon - 4

Mực ngào cay

Món ăn này cần sự chế biến công phu, tỉ mỉ. Mực sau khi được thu mua từ những vựa hải sản tươi ngon sẽ được đem về sơ chế và chế biến ngay lập tức để giữ độ tươi ngon. Theo đó, mực ướp cùng tiêu, tỏi, ớt, mắm và các loại gia vị khác để tạo hương vị thơm ngon, cay nồng.

7 đặc sản nổi tiếng vùng đất Bình Định, có món tên nghe rất lạ lẫm nhưng vô cùng ngon - 5

Mắm nhum

Mắm nhum được làm từ một loại quả chỉ có vùng núi Mỹ An (Bình Định). Nhum có nhiều loại và có thể ăn kèm với các món nướng, chiên nhưng nhum dùng để làm mắm thường có màu đen.

Mắm nhum rất dễ chế biến, cứ 100kg nhum sẽ cho ra 2kg mắm nhum. Vì thế, đặc sản này có tiền cũng khó có thể mua được. Nó mang hương vị thơm, ngát ngát đậm chất mùi quả rừng. Mắm nhum dùng để chấm kèm với các loại thịt luộc, rau sống thì ngon tuyệt cú mèo.

7 đặc sản nổi tiếng vùng đất Bình Định, có món tên nghe rất lạ lẫm nhưng vô cùng ngon - 6

Tré Bình Định

Đây là món ăn có ở các tỉnh miền Trung nhưng ở Bình Định nổi tiếng hơn cả. Nó mang một hương vị rất riêng mà chỉ người Bình Định mới làm nên được.

Tré gần giống với các loại nem bì miền bắc nhưng lại được thay thế bằng nhiều loại nguyên liệu khác nhau như: tai heo, lỗ mũi heo, da heo hoặc có thể là thịt ba chỉ. Chúng sau khi thái nhỏ sẽ đem đi ướp cùng các loại gia vị tiêu ớt, mắm, thính… rồi được mang đi gói.

Tré thường gói bằng lá kế hoặc lá ổi non, lớp ngoài cùng là lá chuối. 3-4 ngày sau có thể thưởng thức cùng tương ớt.

7 đặc sản nổi tiếng vùng đất Bình Định, có món tên nghe rất lạ lẫm nhưng vô cùng ngon - 7

8 thứ dân dã trở thành đặc sản Quảng Ngãi, du khách nên thưởng thức và mua về làm quà
Vùng đất Quảng Nam không chỉ nổi tiếng với với nhiều địa danh thu hút khách du lịch mà còn có những đặc sản mang hương vị thơm ngon.
K.T (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương