Đặc sản nổi tiếng Bến Tre, nhìn tưởng không ngon nhưng thưởng thức sẽ thấy đặc biệt vô cùng

K.T - Ngày 29/09/2021 19:00 PM (GMT+7)

Bến Tre nổi tiếng với nhiều đặc sản liên quan đến dừa, trong đó bánh dừa Giồng Luông được du khách quan tâm hơn cả!

Theo các bậc cao niên ở Giồng Luông (Đại Điền, Thạnh Phú), nghề làm bánh dừa ra đời từ mấy trăm năm trước. Ban đầu chỉ có vài hộ gia đình làm bánh để ăn trong những ngày lễ tết hoặc biếu người thân, bạn bè.

Khi làm bánh, người dân chú trọng đến chất lượng cũng như hình thức của bánh. Vì thế bánh không chỉ ngon mà còn đẹp, có thể để 2-3 ngày mà vẫn giữ được hương vị, không bị thiu. Tiếng lành đồn xa nên nhiều người đã đến nơi đây thưởng thức bánh rồi xin học nghề. Dần dần món bánh này trở thành đặc sản nổi tiếng của Giồng Luông nói riêng và tỉnh Bến Tre nói chung.

Chế biến bánh dừa ngon cần chọn được gạo nếp ngon. Theo đó nếp được chọn phải là nếp sáp, dẻo và thơm. Sau đó người dân ngâm nếp khoảng 4-5 tiếng đồng hồ rồi bắt đầu vo nhiều lần để loại bỏ chất bẩn, nếu không bánh sẽ nhanh thiu. Xong xuôi, họ cho nếp vào thúng, đặt nơi thoáng mát để thật ráo nước.

Chế biến bánh dừa ngon cần chọn được gạo nếp ngon.

Chế biến bánh dừa ngon cần chọn được gạo nếp ngon.

Nguyên liệu tiếp theo chính là nước cốt dừa: dừa vừa tới, không quá khô và quá non. Nước cốt dừa vắt ra được trộn chung vào nếp, thêm ít muối và đường rồi trộn đều tay. Thường bánh dừa đa dạng nhân nên có thể cho nhân đậu xanh, chuối, đậu đen...

Bánh dừa Giồng Luông được gói bằng lá dừa nước, non tơ và thơm mùi lá mới. Lá dừa chính là yếu tố quyết định hương vị của bánh bởi gói bằng lá khác sẽ không bao giờ tạo ra được hương vị đặc trưng của bánh dừa. Sau đó, người thợ phải quấn từng lá nồng theo đường elip, tạo thành chiếc nồng gói bánh. Việc này tưởng dễ dàng nhưng chỉ người khéo tay và có kinh nghiệm lâu năm mới có thể nồng đều và đẹp.

Bánh dừa Giồng Luông được gói bằng lá dừa nước, non tơ và thơm mùi lá mới.

Bánh dừa Giồng Luông được gói bằng lá dừa nước, non tơ và thơm mùi lá mới.

Kế tiếp là khâu gói bánh: nếp được cho từ từ vào nồng, ép chặt và thêm nhân rồi buộc chặt bằng lạt hoặc gân lá dừa. Sau đó bánh được cột thành từng chùm đem hấp với độ lửa không quá lớn không quá nhỏ.

Bánh muốn ngon, phải ăn lúc vừa nguội khi được lấy từ lò hấp ra mới cảm nhận hết hương vị vốn có của nó. Khi ấy, nếp mới đủ chắc, dẻo quẹo, hạt đậu đủ bùi, chuối đủ chín, ăn vào có mùi nước cốt dừa thơm béo đến ngất ngây.

Bánh dừa Giồng Luông hiện trở thành đặc sản thơm ngon về chất lượng, theo những chuyến đò, chuyến xe miền Tây đi đến tận thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau,... Chúng được rao bán với giá từ 90.000-120.000 đồng/ chục.

Xưa chín rụng không ai ăn, giờ thành đặc sản được chị em nội trợ tìm mua đến lạ lùng
Quả dâu da xoan khi non có màu xanh, ăn vị chua; khi chín chuyển sang màu vàng cam hoặc đỏ, ăn vào có vị chua ngọt và mùi thơm hấp dẫn.

Đặc sản 4 phương

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương