Củ có hình dáng quăn queo, giống củ khoai lang, do đó nó còn có tên: Mần Đăng (khoai lang), khối lượng từ 0,5kg đến vài cân.
Hà thủ ô thuộc nhóm cây dây leo, sống lâu năm. Thân cây hà thủ ô quấn, mọc xoắn vào nhau, mặt ngoài thân cây có màu xanh tía, nhẵn, có vân và cây có rễ phình thành củ.
Cây hà thủ ô đỏ thường mọc hoang sơ ở các tỉnh miền núi phía bắc, tập trung chủ yếu như Lai Châu, Sơn Lan, Hà Giang, Lào Cai... Song hiện nay cây hà thủ ô đỏ cũng được trồng nhiều ở khu vực phía Nam, đặc biệt cây phát triển khá tốt ở Lâm Đồng, Đắc Lắc, Phú Yên, Bình Định...
Vào mùa thu hoặc mùa xuân người ta thường đào lấy củ. Củ có hình dáng quăn queo, giống củ khoai lang, do đó nó còn có tên: Mần Đăng (khoai lang). Củ thường có khối lượng từ 0,5kg đến vài cân.
Củ hà thủ ô.
Hà thủ ô đỏ sau khi đào, rửa sạch, có thể bổ nhỏ, phơi khô, bảo quản. Khi sử dụng phải tiến hành chế biến tiếp. Trước hết đem các miếng ngâm với nước vo gạo (nước gạo, mới vo) từ 12-24 giờ thỉnh thoảng khấy đảo, để loại bớt chất chát.
Sau đó rửa sạch, tiếp đó là chế với đậu đen: Đem đậu đen nấu nhừ, vài lần. Gạn lấy nước, cho nước này vào nấu hà thủ ô. Xếp các miếng vào nồi, miếng to xếp xuống dưới, miếng nhỏ để lên trên, cần đổ ngập nước 2cm, đun nhiều giờ cho đến khi hà thủ ô chín tới lõi.
Lấy hà thủ ôra, bỏ lõi, thái mỏng. Lấy dịch nấu còn lại, tẩm nhiều lần, vừa tẩm vừa phơi, cho đến hết dịch nấu. Cuối cùng phơi thật khô.
Cũng có thể chế theo cách đồ, cứ một lớp hà thủ ô lại rắc một lớp đậu đen. Đồ đến khi miếng hà thủ ô chín tới tận lõi, sau tiếp tục làm như trên.
Theo đông y, củ hà thủ ô đặc biệt hà thủ ô đỏ có vị đắng ngọt, chát, và có tính hơi ôn. Vị đắng của hà thủ ô liên quan đến lạnh, còn vị chát của hà thủ ô liên quan đến táo sáp khi đó mới có thể dẫn đến đại tiện đi nhiều lần, phân vừa táo vừa nát. Và các chuyên gia cho rằng tình trạng này xảy ra do tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, hà thủ ô sử dụng trong đông y sẽ thường được chế biến sẵn.
Rễ củ có vị đắng chát, tính hơi ôn, tác dụng giúp bổ can thận, dưỡng huyết bổ âm giải độc, nhuận tràng thông tiện... Hà thủ ô còn giúp trị can thận âm hư, huyết hư, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, đau lưng mỏi gối, ù tai điếc tai, râu tóc bạc sớm, di tinh, huyết trắng, tình trạng táo bón, hay các hội chứng lỵ mãn tính, trĩ xuất huyết, sốt rét, lao hạch, bệnh mạch vành, cao huyết áp, mỡ máu cao, xơ vữa động mạch... Sử dụng hà thủ ô đỏ với hàm lượng từ 12 - 60 gam có tác dụng giảm thiểu các tình trạng bệnh nêu trên. Còn với liều sử dụng hà thủ ô đỏ khoảng từ 12 - 30 gam có tác dụng bổ huyết, nhuận tràng thông tiện...
Ngoài ra, hà thủ ô đỏ còn có rất nhiều tác dụng bổ thần kinh với hợp chất lexitin làm cường tim ếch cô lập, giúp tạo hồng cầu tốt hơn, phụ nữ khí hư bạch đới, kinh nguyệt không đều hoặc các trường hợp da xanh, thiếu máu, gầy còm. Nước sắc hà thủ ô đỏ còn giúp ức chế trực khuẩn lao. Hơn nữa, dịch chiết cồn hà thủ ô đỏ có tác dụng hạ cholesterol đối với chuột với hàm lượng 1,5ga/ml và còn có tác dụng chống oxy hoá.
Hiện trên thị trường, hà thủ ô được rao bán với những giá khác nhau: loại đặc biệt 300.000 đồng/kg củ 3kg; loại to 200.000 đồng/kg củ 2kg; 150.000 đồng/kg củ 1kg.