Tại Việt Nam, chuối trồng ở khắp các tỉnh dọc đất nước và được xem là loại cây ăn quả phổ biến của người dân. Song ít ai biết rằng, củ của nó có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, hấp dẫn.
Chuối là loài cây có nguồn gốc ở Đông Nam châu Á và Úc thuộc bộ Zingiberales, họ Musaceae và chi Musa. Thân cây cao từ 2 - 8 mét, người ta quen gọi là thân chứ thực ra đó là “thân giả”. Thân chính của chuối chính là phần chìm dưới đất mà ta quen gọi là củ.
Tại Việt Nam, chuối trồng ở khắp các tỉnh dọc đất nước và được xem là loại cây ăn quả phổ biến của người dân. Song ít ai biết rằng, củ của nó có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, hấp dẫn.
Thân chính của chuối chính là phần chìm dưới đất mà ta quen gọi là củ.
Củ chuối nấu xương
Để làm món này, người ta chọn những cây chuối non, thân mới chỉ nhú lên mặt đất được vài chục cm, đào lấy củ mang về sơ chế. Nếu thích củ chuối trắng cho bát canh đẹp mắt thì chọn chuối lá, nhưng nếu là người sành ăn chắc hẳn sẽ chọn chuối tiêu, củ sau khi gọt tuy thâm nhưng lại mềm và ngon hơn.
Củ chuối đào lên phải được sơ chế ngay bằng cách gọt bỏ phần vỏ sần sùi, bên ngoài, thái lát mỏng hoặc thái chỉ rồi ngâm vào chậu nước có pha chút mẻ cho chuối trắng và mềm.
Sau khi ngâm chừng 20 phút thì dùng tay bóp nhẹ cho củ ra bớt nhựa, vắt khô rồi ướp với mẻ, mắm tôm cùng chút tương chừng nửa giờ.
Xương lợn chặt vừa miếng, luộc qua rồi rửa sạch, cũng ướp chừng ấy gia vị. Khi áng chừng nguyên liệu đã ngấm thì phi hành cho thơm, bỏ xương vào xào trước cùng chút nước.
Chừng 10 phút thấy xương đã ngấm kỹ thì cho củ chuối vào tiếp tục xào cùng sao cho xương và củ quện lại, củ chuối mềm, bóng mới đổ nước vào ninh. Khi củ chuối và xương cùng mềm thì nhắc xuống, nêm chút hành hoa và rau mùi tàu cùng hạt tiêu bắc là có thể dùng ngay được.
Nộm củ chuối
Để làm nộm củ chuối, người dân thường gọt sạch lớp vỏ sần và thái chỉ rồi ngâm ngay trong chậu nước có pha con mẻ. Sau đó củ chuối được vớt ra, rửa sạch dưới vòi nước cho hết mùi mẻ rồi cho vào nồi nước sôi có nêm chút muối, luộc chín.
Đặc biệt, muốn củ chuối giòn thì sau khi luộc nên ngâm ngay trong âu nước có đá lạnh chừng 10 phút rồi vớt ra vắt khô. Các thứ đi kèm trong món nộm củ chuối có thể là thịt ba chỉ luộc chín, tai lợn, tôm nõn hấp...
Nước trộn nộm đủ mùi chua cay mặn ngọt, rau mùi, kinh giới, lạc rang chuẩn bị sẵn. Trước khi ăn chừng 30 phút thì đổ nước trộn vào âu cùng củ chuối, thịt hoặc tôm, mực… đảo kỹ. Trước khi xúc ra đĩa mới trộn thêm rau thơm, lạc rang cho dậy mùi.
Lươn om củ chuối
Củ chuối non đem gọt sạch vỏ sần, nhưng với món om này, người ta lại xắt con chì chừng ba đốt ngón tay, để khi nấu, khúc lươn và khúc củ chuối trông đều đặn, ngon mắt.
Củ thái xong ngâm trong nước có pha mẻ cho bớt chát, chừng 30 phút thì vớt ra, xả sạch và luộc chín.
Lươn làm sạch nhớt, bỏ đầu, bỏ ruột và xắt khúc và ướp cùng bột canh, hạt tiêu, củ nghệ giã nhỏ ít nhất nửa giờ. Trong khi ấy, người làm bếp tiếp tục chuẩn bị các loại rau thơm như tía tô, lá lốt, hành lá… chuẩn bị cho bước nêm cuối.
Mặc dù chế biến nhiều món ngon, song củ chuối không được bán phổ biến ở chợ hay siêu thị. Do đó người thành phố muốn thưởng thức thứ củ này chỉ có thể nhờ người ở quê mua giùm rồi gửi lên!