Loại lá có cái tên lạ, giờ thành đặc sản được "săn lùng", muốn ăn phải đến nơi này

K.T - Ngày 13/12/2021 19:00 PM (GMT+7)

Từ lá Rnhao, người M’nông sẽ chế biến ra món canh bồi mang hương vị vô cùng độc lạ.

Rau rừng là những loại rau mọc tự nhiên, hoang dã và quen thuộc đối với người dân đi rừng làm rẫy hoặc đồng bào dân tộc thiểu số. Chúng hầu hết mang hương vị rất ngon, ăn kèm với những món ăn đặc sản của vùng miền. Do đó giờ đây rau rừng được người sành ăn, người có tiền “săn lùng” hơn cả. Thậm chí một số loại rau còn trở thành rau đặc sản, không phải có tiền là có thể mua về thưởng thức ngay được. Điển hình như loại rau Rnhao của đồng bào M’nông ở Tây Nguyên.

Cây Rnhao thường mọc dưới tán cây của các loại cây lớn khác hoặc dựa vào thân của các cây khác mà vươn mình lên. Lá của chúng có hình thù giống lá bép, da trơn nhẵn như lá trầu không. Nó mang hương vị ngọt ngọt, mùi thơm đặc biệt.

Lá Rnhao có hình thù giống lá bép, da trơn nhẵn như lá trầu không.

Lá Rnhao có hình thù giống lá bép, da trơn nhẵn như lá trầu không.

Từ lá Rnhao, người M’nông sẽ chế biến ra món canh bồi mang hương vị vô cùng độc lạ. Thường họ sẽ vào rừng hái những lá vừa già tới về ăn ngay hoặc cất trữ trong gian bếp. Song nấu canh bồi bằng lá tươi sẽ có đột ngọt, thơm hơn nhiều.

Nhiều người tưởng lá Rnhao sẽ được nêm nếm vào món canh bồi giống như các món canh rau khác, song thực tế lại không phải vậy. Theo đó, nó được dùng trong công đoạn làm bột gạo. Người đồng bào chỉ cần cho 5-10 lá Rnhao cùng gạo đã ngâm mềm để ráo nước vào chiếc cối gỗ lớn, dùng chày giã thật nhuyễn, nát đều, hòa trộn vào nhau.

Thường đồng bào sẽ vào rừng hái những lá vừa già tới về ăn ngay hoặc cất trữ trong gian bếp

Thường đồng bào sẽ vào rừng hái những lá vừa già tới về ăn ngay hoặc cất trữ trong gian bếp

Theo người M’nông, gạo giã càng nhuyễn, càng mịn thì món canh bồi đặc sản ăn càng ngon ngọt. Trong món canh bồi, sau khi nấu nồi nước sôi, cho các nguyên liệu thịt, rau, nêm nếm gia vị xong mới lấy bột gạo đã giã với lá Rnhao hòa vào nước rồi đổ từ từ vào nồi canh bồi. 

Bột gạo dùng để tạo độ sệt cho món canh, còn lá Rnhao làm cho món ăn khi nấu mau mềm, dẻo hơn, tạo thêm độ ngọt và hương vị đặc trưng riêng cho món canh bồi truyền thống của dân tộc M'nông.

Canh bồi truyền thống của dân tộc Mnông.

Canh bồi truyền thống của dân tộc M'nông.

“Người M’nông gọi là lá Rnhao, còn người Ê đê gọi là lá Yao. Với người M’nông  để nấu canh bồi thơm ngon truyền thống thì lá Rnhao phải bắt buộc có. Nhiều người bạn của tôi sau khi thưởng thức món ăn này đã ngỏ lời hỏi mua lá Rnhao đem về làm quà cho bạn bè. Song loại lá này chỉ có thể nấu món canh bồi mới thích hợp”, một người dân M’nông cho biết.

Loại củ nghe tên đã thấy quý hiếm, người có tiền muốn mua không phải dễ, giá lên tới 200.000/kg
Loại củ này vừa có thể phơi khô làm thuốc hoặc dùng làm rau xào ăn, hầm chân giò, nấu nước, ngâm rượu uống.

Đặc sản 4 phương

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương