Loại lá xưa mọc đầy không ai hái, giờ thành đặc sản được chị em chế biến nhiều món ngon

K.T - Ngày 03/11/2021 19:00 PM (GMT+7)

Từ lá tần dày, người Việt có thể sử dụng làm phụ gia thực phẩm, gia vị, hương liệu cho các món thịt, món cá nấu canh.

Cây rau tần dày (hay còn gọi là húng chanh, dương tửu tô, rau thơm lông, rau thơm lùn) thuộc cây thân thảo, cùng họ với húng quế, bạc hà, kinh giới, hương thảo và húng tây. Chúng có đặc điểm: thân cây cao khoảng 25-100cm; cây mọng nước, có mùi hăng hắc, thường có lông ngắn, mềm bao quanh thân khi còn non; lá hình tim, lá dày, cứng, giòn quanh mép lá có khía răng tròn và thường mọc đối xứng nhau, có nhiều lông mịn, mùi thơm dễ chịu, khi hít vào cho cảm giác sảng khoái.

Loại lá xưa mọc đầy không ai hái, giờ thành đặc sản được chị em chế biến nhiều món ngon - 1

Cây tần dày lá được trồng trong chậu cảnh hoặc trồng thành bụi. Cây phát triển ở nhiều môi trường khác nhau như ven biển, sườn đá, đất cát… nhưng thích nhất là đất màu mỡ, dễ thoát nước và có bóng râm. Chúng phát triển mạnh hằng năm theo hai mùa vụ là: mùa hè, mùa thu. Vào tháng 4 hoặc tháng 5 thì cây có hoa và cho quả.

Tần dày có nguồn gốc từ Đông Phi và Nam Phi và phổ biến ở các nước nhiệt đới như Ấn Độ, Trung Quốc. Malaysia. Tại Việt Nam, rau tần dày được trồng ở khắp mọi nơi trên dải đất hình chữ S. Người ta trồng làm thuốc, gia vị và cây cảnh. Chị Nguyễn Thủy (34 tuổi, TP.HCM) cho hay: “Xưa nhà mình trồng rất nhiều loại rau này. Nó không chỉ là rau gia vị có thể ăn sống, nấu canh chua... mà còn có công dụng chữa bệnh. Vì thế khi bị ho, mình thường dùng để chữa trị, chứ không dùng thuốc tây”.

Từ rau tần dày, người Việt có thể sử dụng làm phụ gia thực phẩm, gia vị, hương liệu cho các món thịt, món cá nấu canh.

Rau tần dày  tẩm bột chiên giòn

Hòa bột chiên giòn với tỷ lệ 150g bột với 150 ml nước, khuấy đều đến khi bột sánh mịn. Gia giảm để bột không quá loãng hoặc quá đặc. Đun nóng dầu trong chảo. Nhúng lá húng chanh vào hỗn hợp bột kể trên rồi chiên ngập dầu đến khi lớp bột áo ngoài vàng giòn là được. Lá tần dày chiên giòn có thể chấm với sốt tương cà/tương ớt.Loại lá xưa mọc đầy không ai hái, giờ thành đặc sản được chị em chế biến nhiều món ngon - 2

Bò xào tần dày 

Bắc chảo dầu lên bếp, chờ dầu nóng, cho tỏi vào phi thơm, tiếp cho thịt bò vào đảo đều. Khi thịt bò chín tới, thì cho tần dày lá vào đảo đều, nêm nếm lại cho vừa ăn, rồi tắt bếp.

Canh chua nêm rau tần dày 

Thịt gà rửa sạch, chặt miếng nhỏ vừa ăn, ướp với 1,5 thìa cà phê hạt nêm, để 15 phút. Bông so đũa bỏ nhụy để không đắng rồi rửa sạch. Cà chua rửa sạch, thái múi cau.  Húng chanh và ngò gai thái nhuyễn, ớt thái sợi.

Cho nồi lên bếp, cho dầu vào đun nóng, bỏ tỏi vào phi thơm rồi cho gà vào xào săn. Cho một lượng nước vừa đủ dùng vào nồi và nấu cho gà chín mềm. Me cho vào bát, đổ nước nóng để lọc lấy nước me, đổ vào nồi gà. Nêm 1 thìa súp đường, 1 thìa súp hạt nêm, 1/2 thìa súp nước mắm ngon.

Sau đó bạn cho cà chua, húng chanh và mùi tàu vào nồi. Bạn nêm lại cho vừa ăn rồi thêm ớt thái sợi. Cho so đũa vào nồi canh đang sôi rồi tắt bếp ngay.  Múc canh chua rau tần dày lá ra tô, thêm mùi tàu, dùng nóng.

Ngoài ra còn một số món ngon khác từ rau tần dày lá: Canh rau tần dày lá nấu thịt bằm, canh gà nấu bông so đũa và tần dày lá, canh tần dày lá nấu cá đồng, dày lá xào thịt heo.

Xưa là món ăn cứu đói, giờ trở thành đặc sản có thể chế biến thành nhiều món ngon
Xưa, loại của này hầu như xuất hiện ở các tỉnh thành trong cả nước, được coi là lương thực thay thế gạo

Đặc sản 4 phương

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương