Hiện tại, hạt tiêu xanh được bán tại các chợ, siêu thị hoặc trang thương mại điện tử với giá từ 100.000 - 150.000 đồng/kg, tùy thời điểm.
Hồ tiêu là loài thực vật dây leo, thân dài khá nhẵn không lông thường lấy rễ bám vào cây khác. Đây là mối quan hệ cộng sinh nên khi người ta gỡ chúng ra khỏi cây tựa thì đa số sẽ bị chết.
Thân hồ tiêu mọc cuốn và mang lá mọc cách. Lá giống lá trầu không nhưng dài và thuôn hơn. Hoa là một cụm hoa dạng đuôi sóc, thường rụng cả chùm khi chín. Quả dạng hình cầu nhỏ, có khoảng tầm 20 đến 30 quả trên một chùm. Khi sống chúng có màu xanh lục và chuyển dần sang màu đỏ rồi đến màu vàng khi chín.
Cây hồ tiêu trồng chủ yếu ở nhiều tỉnh miền Nam, đặc biệt là khu vực Châu Đốc (An Giang), Hà Tiên (Kiên Giang), Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu), Phú Quốc (Kiên Giang)... Hồ tiêu được thu hoạch mỗi năm khoảng hai lần, có cách thu hái khác nhau phụ thuộc vào loại hồ tiêu đen hay hồ tiêu trắng.
Cây hồ tiêu trồng chủ yếu ở nhiều tỉnh miền Nam, đặc biệt là khu vực Châu Đốc (An Giang), Hà Tiên (Kiên Giang), Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu), Phú Quốc (Kiên Giang)...
"Nếu người trồng muốn thu hoạch hồ tiêu đen sẽ hái lúc quả còn xanh song không nên hái lúc quả quá non mà hái tầm chùm quả mới xuất hiện quả đỏ hay vàng. Bởi quả non chưa có sọ, khó giòn... đem phơi dễ bị vỡ vụn. Còn đối với quả xanh vừa lúc, khi phơi quả nhăn nheo lại, ngả màu đen nên có tên là hồ tiêu đen.
Nếu muốn có hồ tiêu trắng, người ta thu hoạch vào lúc quả thật chín. Tiếp đó họ lấy chân đạp và loại bỏ vỏ ngoài hoặc ngâm dưới nước trong vòng khoảng 3-4 ngày rồi loại bỏ vỏ đen và đem phơi khô. Hồ tiêu trắng có màu trắng ngà hoặc xám, ít bị nhăn nheo và ít thơm hơn tiêu đen do lớp vỏ ngoài chứa tinh dầu đã bị loại đi nhưng bù lại vị sẽ cay hơn", chị Loan Lê (31 tuổi, Châu Đốc) cho hay.
Hồ tiêu được thu hoạch mỗi năm khoảng hai lần.
Cũng theo chị Loan Lê, xưa người dân quê chị chủ yếu trồng tiêu để xuất khẩu sang nước ngoài hoặc bán cho dân buôn. Khi đó người Việt ít sử dụng đến loại quả này, hầu hết đều dùng tiêu xay để làm gia vị nêm nếm món ăn.
"Gần đây, chị em nội trợ bắt đầu dùng để tiêu tươi để nấu một số món ăn như trước khi chiên món gì đó đều đun sôi dầu rồi thả tiêu vào nhằm tạo hương vị thơm cay... Ngoài ra họ còn sử dụng chúng để nướng, xào với một số món ăn đặc trưng như ốc nhồi nướng tiêu rất thơm ngon. Từ đó, chúng bỗng trở thành đặc sản được ưa chuộng. Các nhà vườn ngoài thu thoạch tiêu đen và trắng còn trực tiếp hái tiêu tươi bán cho dân buôn đem về thành phố", chị Loan Lê nói.
Hiện tại, hạt tiêu xanh được bán tại các chợ, siêu thị hoặc trang thương mại điện tử với giá từ 100.000 - 150.000 đồng/kg, tùy thời điểm.
Ốc nhồi nướng hồ tiêu là một đặc sản khiến bao người "chết mê chết mệt".
Trong y học cổ truyền hạt tiêu có tính nóng, đại ôn, vị cay, thường quy vào bốn kinh là tỳ, vị, phế, đại tràng. Hạt tiêu có tác dụng giúp trừ đờm, giảm đau, kháng khuẩn, hạ khí, trừ hàn.
Trong y học hiện đại, hạt tiêu giúp sát trùng, diệt ký sinh trùng, gây hắt hơi. Hồ tiêu nếu dùng liều nhỏ giúp tăng dịch vị, dịch tụy, trợ tiêu hoá, kích thích ăn ngon miệng.