Đặc sản chỉ có ở Điện Biên, ai thưởng thức một lần sẽ nhớ mãi không quên vì hương vị độc lạ

K.T - Ngày 01/10/2022 10:00 AM (GMT+7)

Sở dĩ gọi là canh bon bởi nó được chế biến từ nguyên liệu chính là cây bon (hay còn gọi là cây khoai nước) - loại cây dễ trồng ở vườn nhà, ven ao, suối hay các hồ nước cạn, nơi có dòng nước chảy qua chảy lại quanh năm.

Điện Biên là vùng đất ghi dấu những chiến thẳng lịch sử chấn động thế giới của quân và dân Việt Nam. Đến đây, du khách không chỉ được khám phá địa danh lịch sử hay công trình nổi tiếng mà còn được thưởng thức các sản vật vô cùng hấp dẫn. Trong đó chúng ta phải kể đến món canh bon - đặc sản chỉ nơi này mới có.

Canh bon là một món ăn truyền thống được chế biến từ rất nhiều nguyên liệu. Nó hiện nay được sử dụng hằng ngày và cũng là món ăn không thể thiếu trong dịp lễ tết của đồng bào dân tộc dân tộc Thái. 

Sở dĩ gọi là canh bon bởi nó được chế biến từ nguyên liệu chính là cây bon (hay còn gọi là cây khoai nước) - loại cây dễ trồng ở vườn nhà, ven ao, suối hay các hồ nước cạn, nơi có dòng nước chảy qua chảy lại quanh năm. Bởi chúng có đặc tính ưa sống ở môi trường ẩm ướt, chỉ cần nơi ẩm nhiều nước là cây sinh trưởng rất nhanh. Song theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc, không phải loại bon nào cũng có thể sử dụng để chế biến thành món ăn. 

Nguyên liệu để chế biến món canh bon Điện Biên.

Nguyên liệu để chế biến món canh bon Điện Biên.

Chị Thị Duyên (29 tuổi) - người đồng bào dân tộc Thái ở Điện Biên cho biết: "Để có được một bát canh Bon đúng vị Điện Biên cần tới rất nhiều nguyên liệu và nguyên liệu chính cần có trong món ăn này đó chính là loại bon ngọt. Bon ngọt là loại bon có chấm tím ở giữa lá, đây là đặc điểm nhận diện dễ dàng nhất.

Hơn cả, để nấu được món canh bon đặc sắc, chuẩn vị thì gia vị để chế biến cũng phải được lựa chọn thật kỹ càng. Người đồng bào chúng tối thường dùng các gia vị như: Cà rừng, ớt, mắc khén, hành củ, muối, mì chính, bí, lá lốt... đặc biệt là da trâu để chế biến. Đây là những nguyên liệu không thể thiếu trong cách chế biến món ăn này".

Ngoài việc lựa chọn cây bon dùng để nấu thì lựa chọn da trâu cũng là một khâu rất quan trọng, da trâu phải dày, làm sạch lông, đem đốt trong ngon lửa hồng cho tới khi thơm, rồi đem ra đập và xé nhỏ. Sau đó ninh khoảng từ 5 - 8 tiếng để da trâu mềm cũng như lấy nước nấu da trâu để nấu canh, để canh có vị ngọt, thơm ngon, hấp dẫn.

Một thứ nguyên liệu đặc biệt nữa trong món canh bon phải có cà đắng - chỉ bé bằng đầu đũa, ăn vào có vị hơi đăng đắng, khi cho cà vào món canh bon tạo nên độ thanh ngọt cho món ăn.

Du khách chỉ cần thưởng thức một lần sẽ nhớ mãi không quên.

Du khách chỉ cần thưởng thức một lần sẽ nhớ mãi không quên.

"Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, người đồng bào sẽ bắt tay vào chế biến bát canh bon chuẩn vị. Theo đó, cây bon sau khi hái về rửa sạch, tước bỏ vỏ rồi ngâm nước có thể ngâm qua nước muối loãng cho hết nhựa, hết ngứa, có thể dùng. Sau đó đem thái nhỏ, cho vào nước dùng từ da trâu có sẵn. Bon được nấu đến khi nào cuống bon nhừ, thái da trâu ninh cùng, bởi món này phải nấu càng mềm mới càng ngon.

Sau khi thịt và bon trong nồi đã nhừ người nấu cho rau và các gia vị cà đắng, ớt, mắc khén, hành củ, muối, mì chính, bí, lá lốt...đã chuẩn bị  vào nồi canh và nêm sao cho vừa ăn", chị Thị Duyên cho hay.

Cũng theo người phụ nữ này, thoạt đầu nhiều người sẽ "rợn người" khi nhìn thấy món canh bon đặc sản của Điện Biên. Song khi thưởng thức vài ba miếng sẽ cảm nhận được hương vị thơm ngon, ngọt bùi đậm chất núi rừng. Họ sẽ nhớ mãi không thể nào quên món ăn. Thậm chí có người đến đây tham quan 3 ngày, bữa nào cũng "đòi" ăn canh bon. Họ sợ khi về dưới xuôi, sẽ không có cơ hội để ăn thêm một lần nào nữa.

Loại cá xưa có đầy, giờ thành đặc sản nổi tiếng được xuất khẩu sang châu Âu, càng ăn càng mê, 80.000 đồng/kh
Tại Việt Nam, cá basa là giống cá chuyên được nuôi ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long với sản lượng lớn.

Đặc sản 4 phương

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương