Rau chống đói thời chiến tranh, mọc hoang dại trở thành đặc sản chế biến nhiều món độc lạ

K.T - Ngày 14/07/2021 19:00 PM (GMT+7)

Hiện nay rau bìm bịp thường dùng để ăn kèm với lẩu thịt, lẩu cá hoặc dùng nấu canh…

Cây bìm bịp là loại cây mọc nhiều ở vùng nông thôn nước ta, là rau rừng quen thuộc với các chiến sĩ trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp và Mỹ. Ngày ấy, chúng được dùng thay cho một phần lương thực bị thiếu hụt.

Cây bìm bịp thường mọc thành bụi, có thân nhỏ hình trụ, cao khoảng 2 – 3 m. Thân cây khi khô sẽ chuyển thành màu vàng. Lá nguyên, cuống ngắn, đỉnh nhọn, mặt màu xanh thẫm và hơi nhẵn. Lá non thường được dùng để nấu canh ăn, lá khô thường được dùng để làm bánh do có mùi thơm đặc trưng.

Cây bìm bịp là loại cây mọc nhiều ở vùng nông thôn nước ta.

Cây bìm bịp là loại cây mọc nhiều ở vùng nông thôn nước ta.

Hoa bìm bịp có màu đỏ hay hồng, rủ xuống ở ngọn và bao phấn vàng xanh. Quả cuống ngắn, hình chùy, độ dài khoảng 1.5 cm. Bên trong quả có chứa 4 hạt.

Người ta có thể thu hoạch cây bìm bịp quanh năm. Đặc biệt hầu hết bộ phận của cây đều được tận dụng để chế biến món ăn hoặc làm thuốc. Trong đó, rau bìm bịp có thể ăn sống được nhưng rất khó ăn đối với những ai mới lần đầu ăn.

Hiện nay rau bìm bịp thường dùng để ăn kèm với lẩu thịt, lẩu cá hoặc dùng nấu canh với thịt bằm, tôm, cua rất ngon và giàu dinh dưỡng. Ngoài ra lá bìm bịp khô còn được dùng để ướp bánh làm bánh mảnh cộng.

Canh bìm bịp thịt bằm

Hành tím băm nhuyễn phi thơm rồi bỏ thịt băm vào xào, sau đó cho một ít gia vị và nước dùng. Khi nước sôi, người ta cho lá bìm bịp và nêm nếm gia vị cho vừa miệng, cuối cùng là tắt bếp.

Rau chống đói thời chiến tranh, mọc hoang dại trở thành đặc sản chế biến nhiều món độc lạ - 2

Canh bìm bịp nấu tôm

Cho một ít dầu vào nồi, cho tôm vào đảo cho vàng. Tiếp theo cho nước vào nấu sôi thì nêm 1 tí muối, tiêu, đường. Khi nước đã sôi thì cho lá bìm bịp vào nấu nhanh khoảng 2 phút, tắt bếp là có bạn một nồi canh tôm lá bìm bịp rất ngon và bổ dưỡng.

Canh riêu cua bìm bịp

Riêu cua đổ ra rồi lược lại 2-3 lần rồi bỏ xác vụn đi, lá bìm bịp rửa sạch và cắt nhỏ. Bắt bếp nấu sôi lên, vừa nấu vừa khuấy nhẹ để lấy phần riêu cua, vớt riêu ra chén. Sau đó phi hành tím thơm vàng rồi cho nước nấu riêu khi nãy vào, nêm gia vị vừa ăn. Tắt bếp rồi mới cho lá cây bìm bịp vào.

Múc ra tô rồi cho hành lá và tiêu vào. Ăn nóng rất ngon, không nên để nguội ăn vì riêu cua sẽ tanh mùi không ngon.

Không chỉ là rau ăn, theo Đông y, bìm bịp có vị ngọt, tính bình. Cây thường sử dụng để giải độc, thanh nhiệt, làm mát cơ thể hiệu quả. Ngoài ra người ta ta còn dùng loài cây này để điều trị bệnh tiểu đường, tụ máu, phong tê thấp, vàng da, thiếu máu, bong gân và bảo vệ xương khớp,…

Thứ mọc dại trở thành món ăn có hương vị đặc sắc, nhiều nhà hàng bắt đầu săn lùng
Đây là món rau rừng hoang dại nhưng càng ngày càng được nhiều người tìm kiếm.

Đặc sản 4 phương

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương