Thứ cho người nghèo trở thành đặc sản nổi tiếng, giá cao nhưng vẫn hút khách mua về thưởng thức

K.T - Ngày 27/03/2021 19:00 PM (GMT+7)

Nếu như trước kia, người dân coi bánh đúc là thức quà độn cơm thì ngày ngay nó được rao bán ở một số chợ của các thành phố lớn, thậm chí còn được rao bán online hoặc trên các sàn thương mại điện tử.

Bánh đúc là món ăn dân dã quen thuộc của mọi người dân Việt Nam. Nó được làm bằng những nguyên liệu đơn giản như: gạo tẻ và vôi tôi… sau đó tạo thành tấm to, khi ăn thì cắt nhỏ thành từng miếng tùy thích.

Bánh đúc ăn giòn, mịn, mát, no bụng lại dễ tiêu, dễ làm và giá thành vô cùng rẻ. Bởi vậy, nó được coi như thức quà quê, đồ ăn sáng của bao người dân trên dải đất hình chữ S.

Bánh đúc thường được chấm tương hoặc ăn kèm với canh riêu cua, rau thơm, mắm tôm, mật ong, mật mía, cá kho, thịt kho. Đặc biệt từ loại bánh đúc thuần túy chỉ được bằng bột gạo pha với nước vôi trong, giờ đây người dân đã “sáng tạo” ra bánh đúc dừa, bánh đúc ngô, bánh đúc …

Thứ cho người nghèo trở thành đặc sản nổi tiếng, giá cao nhưng vẫn hút khách mua về thưởng thức - 1

Bánh đúc ăn giòn, mịn, mát, no bụng lại dễ tiêu, dễ làm và giá thành vô cùng rẻ.

Để chế biến bánh đúc bột gạo – món ăn dân dã nhất, người dân thực hiện đúng 3 công đoạn: làm nước ngâm gạo, chuẩn bị bột và đun bánh. Theo đó nước ngâm gạo được làm bằng nước vôi trong hoặc nước tro. Vôi tôi được pha nước với tỷ lệ 1 lít nước 10g vôi rồi khuấy đều để lắng và chắt lấy nước vôi trong. Với nước tro, người ta thường lấy tro bếp, loại tro đun củi hoặc lá cây không lẫn tạp chất của các loại nhiên liệu khác, sàng xảy thật kỹ và hòa vào nước ngâm gạo.

Chọn loại gạo ngon, tùy loại gạo sẽ quyết định chất lượng banh: độ dai, giòn, nở; màu sắc; hương vị). Gạo được vo, đãi sạch và ngâm trong nước vôi trong hoặc nước tro trong khoảng mười tiếng đồng hồ hoặc vài ngày cho đến khi tay bóp hạt gạo thấy bở tơi. Sau đó gạo được đem xay lẫn với nước cho ra bột nước. Bột lại xay đi xay lại vài lần cho đến khi thật nhuyễn mịn và được lược qua rây cho sạch tạp chất.

Thứ cho người nghèo trở thành đặc sản nổi tiếng, giá cao nhưng vẫn hút khách mua về thưởng thức - 2

Bánh đúc lạc chấm tương.

Nồi được láng một chút mỡ nước để bột không dính đáy, đổ bột vào và bắc lên bếp đun nhỏ lửa, khuấy thật đều tay và liên tục sao cho bột không vón, không khê, không sát nồi, cho đến khi bột trong nồi đặc sệt lại, trở nên trong mượt, hớt một đũa bột lên thấy bột chảy xuống không dính đũa thì tắt bếp.

Dùng dầu ăn, mỡ lợn hoặc chút óc lợn tán nhuyễn thoa đều lên lòng một cái đĩa to, hoặc các khuôn bánh. Đổ bột vào với độ dày khoảng 3–5 cm. Để nguội banh sẽ đông cứng lại và có thể xắt miếng để ăn kèm đồ ăn khác.

Thứ cho người nghèo trở thành đặc sản nổi tiếng, giá cao nhưng vẫn hút khách mua về thưởng thức - 3

Bánh đúc lá dứa.

Nếu như trước kia, người dân coi bánh đúc là thức quà độn cơm thì ngày ngay món này được rao bán ở một số chợ của các thành phố lớn. Thậm chí nó còn được rao bán online hoặc trên các sàn thương mại điện tử.

Theo khảo sát, bánh đúc bột gạo có giá 50 nghìn đồng/kg, bánh đúc lạc từ 60-70 nghìn đồng/kg, bánh đúc lá dứa hoặc bánh đúc nộm thịt,… có giá cao hơn một chút. Tuy nhiên, người dân vẫn không ngần ngại bỏ tiền ra để thưởng thức món ăn từng một thời dân dã này.

Thứ có giá rẻ như cho được người nghèo, sinh viên ưa chuộng, ngày nào cũng mua về ăn
Bánh có giá cả phải chăng, từ 3000 -5000 đồng/cái nên phù hợp với mọi tầng lớp trong xã hội, từ học sinh, sinh viên đến công nhân, người lao động...
K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương