Thứ có giá rẻ như cho được người nghèo, sinh viên ưa chuộng, ngày nào cũng mua về ăn

K.T - Ngày 29/03/2021 19:00 PM (GMT+7)

Bánh có giá cả phải chăng, từ 3000 -5000 đồng/cái nên phù hợp với mọi tầng lớp trong xã hội, từ học sinh, sinh viên đến công nhân, người lao động nghèo.

Bánh tiêu vốn là loại bánh bột mì nướng có nguồn gốc từ tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Dần dần nó trở nên phổ biến tại các chợ đêm hoặc quầy bán thực phẩm trên khắp Đài Loan.

Bánh tiêu Phúc Kiến có thành phần chính là bột mì, nước, chất tạo men cho vỏ bánh. Ngoài ra nó còn có phiên bản bánh tiêu mặn: vẫn là những nguyên liệu trên thêm thịt lợn hoặc bò ướp với nước tương, nước đường, hạt tiêu trắng – đen, hành lá để làm nhân bánh. Sau đó bánh được rán sôi qua chảo dầu nóng và khi chín có một lớp bột giòn, mỏng, gần như bánh quy giòn. Khi cắn vào, du khách sẽ thấy chảy nước thịt ra.

Thứ có giá rẻ như cho được người nghèo, sinh viên ưa chuộng, ngày nào cũng mua về ăn - 1

Bánh tiêu vốn là loại bánh bột mì nướng có nguồn gốc từ tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.

Du nhập vào Việt Nam, bánh tiêu được người dân biến tấu khác với phần nhân rỗng, chỉ có lớp vỏ bánh vàng ươm rắc thêm vừng, giòn giòn. Ở miền Nam, người ta còn “sáng tạo” thêm bằng cách kẹp các loại nhân như xôi, bánh bò, xíu mại, sầu riêng… vào phần giữa bánh tiêu.

Bánh tiêu thường được tìm thấy ở các cửa hàng ăn sáng ven đường hoặc gánh đồ ăn vặt trong chợ truyền thống. Nó có giá cả phải chăng, từ 3000 -5000 đồng/cái nên phù hợp với mọi tầng lớp trong xã hội, từ học sinh, sinh viên đến công nhân, người lao động nghèo. Họ chỉ cần tấp vào nề đường rồi tranh thủ ăn những chiếc bánh tiêu bao ngon lại no bụng.

Thứ có giá rẻ như cho được người nghèo, sinh viên ưa chuộng, ngày nào cũng mua về ăn - 2

Du nhập vào Việt Nam, bánh tiêu được người dân biến tấu khác với phần nhân rỗng, chỉ có lớp vỏ bánh vàng ươm rắc thêm vừng, giòn giòn.

Dạo quanh phố phường Hà Nội, có rất nhiều gánh hàng rong hay xe đẩy bán bánh tiêu vào sáng sớm hoặc chiều tà. Họ chẳng cần tiếng rao hay mời gọi mà vẫn tấp nập khách ghé vào mua. Người thì 2-3 chiếc, người mua hẳn chục cái về làm thức quà cho con trẻ ở nhà.

Chị Ngọc Hương (34 tuổi, Hai Bà Trưng) chia sẻ: “Cả nhà mình ai cũng thích ăn bánh tiêu, nhất là bọn trẻ. Nó ăn nóng thì giòn giòn, còn nguội lại dai dai, chỉ cần ăn một cái là muốn ăn thêm. Thi thoảng mình tan ca mà gặp các chị gánh bánh tiêu dọc đường là phải tấp xe rồi mua về ăn. Thực sự đây là một thức quà rẻ mà ngon của phố phường Hà Nội”.

Thứ có giá rẻ như cho được người nghèo, sinh viên ưa chuộng, ngày nào cũng mua về ăn - 3

Bánh tiêu nhân xôi.

Còn anh Quân (29 tuổi, Thái Bình) – chủ của một quầy bán bánh tiêu trên đường Xuân Thủy (Cầu Giấy) cho hay, bánh được bán nhiều nhất vào lúc chiều tối – khi học sinh và sinh viên tan học. Anh không kịp đảo tay cho bánh vào chảo dầu chiên nóng lên. “Nhiều người bảo tôi sao không chiên bánh từ sớm để đỡ vội vàng nhưng ai cũng muốn ăn bánh tiêu nóng. Trung bình mỗi ngày, tôi bán được 300-400 chiếc, chủ yếu cho người lao động và học sinh, sinh viên.

Bánh tiêu chế biến khá đơn giản nên tôi không mất nhiều công sức cho lắm. Hơn nữa thu nhập lại ổn nên tôi tính sẽ gắn bó lâu dài với nghề bán bánh tiêu này”, anh Quân nói.

Thứ cho người nghèo trở thành đặc sản nổi tiếng, giá cao nhưng vẫn hút khách mua về thưởng thức
Nếu như trước kia, người dân coi bánh đúc là thức quà độn cơm thì ngày ngay nó được rao bán ở một số chợ của các thành phố lớn, thậm chí còn được rao...
K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương