Thứ nhìn ghê rợn trở thành đặc sản, có giá “đắt cắt cổ” nhưng vẫn được nhiều người ưa chuộng

K.T - Ngày 30/04/2021 19:00 PM (GMT+7)

Tại Việt Nam, cà cuống được loại chân, cánh, đuôi phụ rồi hấp cách thủy trong một cái chõ hay nướng trên lò than để ăn.

Cà cuống là một trong những nhóm côn trùng có kích thước lớn, cơ thể dẹt, hình lá, màu vàng xỉn hoặc nâu đất. Nó dài trung bình từ 7-8cm, thậm chí có con còn dài hơn như thế.

Khi còn non, cà cuống giống như con gián, có nhiều vạch đen, đầu nhỏ với hai mắt trong và to, miệng ngòi nhọn để hút thức ăn. Vì vậy nhiều người nhìn cà cuống thường nhầm tưởng đó là gián.

Cà cuống có thể sống trên bờ hoặc nơi hồ, ao, đầm hay các ruộng lúa nước. Chúng có thể bơi lội nhờ các đôi chân bè, kẹp chặt mồi nhờ các móng nhọn. Tuy bay không khỏe nhưng về đêm, cà cuống có thể bay từ dưới ruộng lúa lên bờ đến những nơi có ánh đèn điện. Chúng rất háu ăn, tấn công và hút máu của nhiều động vật thủy sinh như: tôm, tép, trai, nòng nọc, nhái,…

Thứ nhìn ghê rợn trở thành đặc sản, có giá “đắt cắt cổ” nhưng vẫn được nhiều người ưa chuộng - 1

Cà cuống có thể sống trên bờ hoặc nơi hồ, ao, đầm hay các ruộng lúa nước.

Ở nhiều quốc giá châu Á như Ấn Độ, Thái Lan,… cà cuồng thường được dùng toàn cơ thể làm thức ăn. Người Trung Quốc ăn cà cuống theo kiểu luộc thêm một chút muối ở Quảng Châu, hoặc xào trong dầu mè ở Bắc Kinh. Còn người Thái Lan gọi cà cuống là mangda. Họ trộn nhuyễn toàn cơ thể, có khi vứt bỏ mắt, cánh và những bộ phận xơ cứng, với hành, kiệu, ớt, đường, thêm vào nước chanh, nước mắm thành một thứ bột nhão gọi là nam prik mangda để ăn với cơm hay rau.

Tại Việt Nam, cà cuống được loại chân, cánh, đuôi phụ rồi hấp cách thủy trong một cái chõ hay nướng trên lò than để ăn. Cũng có khi người chế biến để nguyên con đem thái nhỏ rồi xào mỡ để ăn ngay hay ướp muối để tích trữ. Cà cuống cái không có bọng tinh dầu thơm nên thường người ta chỉ ăn trứng hoặc rang, chiên lẫn cà cuống cái với cà cuống đực thành món chiên cà cuống.

Thứ nhìn ghê rợn trở thành đặc sản, có giá “đắt cắt cổ” nhưng vẫn được nhiều người ưa chuộng - 2

Cà cuống có thể chế biến thành nhiều món ăn.

Thậm chí một số người hấp hoặc nướng chín cà cuống để tinh dầu lan tỏa toàn thân. Sau đó họ băm nhỏ hoặc để nguyên con và cho vào lọ nước mắm ngon. Khi sử dụng họ lấy ra vài giọt để pha vào một số món ăn như pha vào nước mắm dùng cho bún chả, bánh cuốn; chế vào nước dùng của bún thang; pha vào mắm tôm khi ăn chả cá.

Hiện nay, do lạm dụng dụng thuốc bảo vệ thực vật, cà cuống đã rất hiếm gặp ở Việt Nam. Bởi vậy chúng có giá vô cùng đắt đỏ, lên tới gần 4-5 triệu đồng/kg. Nhưng nhiều người vẫn sẵn sàng bỏ tiền mua để tăng thêm hương vị cho món ăn.

Chủ của một cửa hàng chuyên bán cà cuống ở Hà Nội cho hay, trung bình mỗi ngày, nhà anh bán ra thị trường 50 - 100 con cà cuống. Hầu hết thường mua theo con chứ ít mua theo cân, với giá 50.000 đồng/con.

Theo tiết lộ của người này, cà cuống sẽ được cửa hàng anh thu mua nguyên con từ các cơ sở chăn nuôi trong nước hoặc nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài.

Bên cạnh cà cuống nguyên con, trên thị trường còn bán nước mắm cà cuống nguyên con (ngâm 10 con đực) 500.000đ/chai, tinh dầu cà cuống 300.000đ/lọ, rượu cà cuống 1.250.000đ/ bình 2 lít.

Thứ nhung nhúc nhìn rất sợ trở thành đặc sản, giá cao ngất ngưởng vẫn được người mua săn lùng
Sâu tre có thể sáng tạo ra nhiều món ăn ngon như rang lá chanh, nộm hoa chuối…
K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương