6 mẹo “nhỏ mà có võ” giúp bạn tạo ấn tượng tốt với bất kỳ ai

Nguyễn Hường - Ngày 29/07/2022 12:00 PM (GMT+7)

Những ấn tượng đầu tiên có thể tồn tại trong một tháng hoặc lâu hơn và hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến các tương tác của hai người trong thời gian sau đó. Dưới đây là những lời khuyên giúp bạn dễ dàng để lại ấn tượng tốt nhất với bất kỳ ai.

Nghe audio
0:00
0:00

Khi lần đầu tiên gặp ai đó, bộ não của chúng ta có xu hướng tập trung vào một số đặc điểm cụ thể như quần áo và ngoại hình tổng thể, nhanh chóng kết nối với nhau thành ý tưởng chung về con người của họ. Những ấn tượng đầu tiên này có thể tồn tại trong một tháng hoặc lâu hơn và hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến các tương tác của hai người trong thời gian sau đó.

Bạn đang tìm cách để lại ấn tượng đầu tiên tốt nhất có thể? Những lời khuyên này sẽ giúp ích cho bạn:

1. Luôn có ý thức về ngôn ngữ cơ thể

6 mẹo “nhỏ mà có võ” giúp bạn tạo ấn tượng tốt với bất kỳ ai - 1

Khi giao tiếp với người khác, chúng ta sử dụng nhiều thứ hơn là chỉ lời nói. Các ngôn ngữ cơ thể có thể truyền tải khá nhiều về cảm giác của bạn trong một tình huống nhất định. Người đối diện sẽ sử dụng thông tin này một cách có ý thức hoặc vô thức để hình thành ấn tượng về bạn.

Dưới đây là một số mẹo hữu ích giúp bạn tạo ấn tượng tốt từ cái nhìn đầu tiên:

Tư thế cởi mở: Hướng người về phía đối phương thay vì hướng cơ thể ra xa sẽ giúp bạn thể hiện sự quan tâm. Hành động khoanh tay có thể tạo liên tưởng đến thái độ khép kín nên bạn cần tránh làm điều này.

Giao tiếp bằng mắt: Giao tiếp bằng mắt có thể không phải lúc nào cũng dễ dàng hoặc tự nhiên, nhưng bạn không cần phải nhìn chằm chằm vào mắt ai đó để tạo được ấn tượng tốt. Hãy bắt đầu bằng cách giao tiếp bằng mắt khi giới thiệu về bản thân, sau đó chuyển ánh nhìn của bạn về phía họ hoặc bộ phận khác trên khuôn mặt khi bạn nói chuyện.

Tránh những hành vi thể hiện rõ sự bồn chồn: Mọi người thường liên tưởng sự bồn chồn với sự buồn chán. Vì vậy, nếu bạn muốn trấn an mình hay cải thiện khả năng tập trung, hãy thử giữ một vật nhỏ trong túi hoặc từ từ lắc lư bàn chân thay vì tay gõ liên hồi vào mặt bàn.

Tích cực lắng nghe: Hãy thể hiện sự quan tâm bằng cách đối mặt với người nói và quay về phía họ, thỉnh thoảng gật đầu để đáp lại lời nói.

Bạn không cần phải thực hiện tất cả những điều trên mỗi khi tương tác với ai đó. Nếu giao tiếp bằng mắt khiến bạn cảm thấy không thoải mái, hãy thử chỉ tập trung vào tư thế của bạn. Nếu bạn biết mình có khả năng sẽ ngồi rung chân, hãy tập trung vào việc gật đầu hoặc giao tiếp bằng mắt.

2. Thể hiện sự quan tâm của bạn

Bày tỏ sự quan tâm và nhiệt tình đối với những gì người khác nói sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt hơn. Chúng ta sẽ dễ nhớ đến người có vẻ quan tâm đến mình phải không?

Bạn có thể thử đặt một câu hỏi hoặc nhận xét nào đó giúp cuộc trò chuyện tiếp tục và thể hiện rõ rằng bản thân quan tâm đến câu chuyện đó. Chiến lược này hữu ích trong mọi tình huống, dù là tại nơi làm việc, trường học hay buổi hẹn hò.

Trong trường hợp bạn thể nghĩ ra bất cứ điều gì để hỏi, bạn có thể thử: "Tôi thực sự thích cách bạn nói về vấn đề X…” hoặc "Tôi thực sự muốn nghe thêm"

3. Kiểm tra nét mặt của bạn

6 mẹo “nhỏ mà có võ” giúp bạn tạo ấn tượng tốt với bất kỳ ai - 2

Khi bạn thể hiện những cảm xúc như vui vẻ và hạnh phúc trong nét mặt, người khác sẽ có xu hướng cho rằng bạn mang những đặc điểm tính cách tích cực, thấy bạn hấp dẫn hơn. Bởi vậy, đừng ngần ngại nở nụ cười và thể hiện sự phấn khích. Tất nhiên, điều này không có nghĩa rằng bạn phải cố nở nụ cười nếu không thực sự vui. Một nụ cười giả tạo có thể gây phản tác dụng.

4. Trang phục phù hợp

Quần áo cũng có thể tiết lộ về sở thích và thậm chí cả tính cách của bạn. Có thể bạn thích trang phục thể thao hơn vì bạn thích sự năng động và thoải mái hoặc rất chuộng chiếc quần jean rách đi cùng chiếc áo phông in hình những câu nói hài hước như tính cách của chính mình. Tuy nhiên, trong một số tình huống nhất định, bạn cần thể hiện sự trang trọng, lịch sự hơn thay vì chỉ thể hiện bản thân thông qua quần áo và phụ kiện.

Trang phục phù hợp ở đây không nhất thiết phải thật mới mẻ, thời thượng và lạ mắt. Một bộ trang phục yêu thích mà bạn cảm thấy thoải mái có thể giúp bạn tăng cường sự tự tin. Trong khi những bộ cánh mới có thể khiến bạn thấy lúng túng khi mặc, không thoải mái.

5. Xem xét tác động của ngôn ngữ 

6 mẹo “nhỏ mà có võ” giúp bạn tạo ấn tượng tốt với bất kỳ ai - 3

Có những điều bạn có thể nói với bạn bè, người yêu nhưng không phù hợp để đề cập đến khi trò chuyện với cha mẹ phải không? Bạn cũng nên duy trì bộ lọc tương tự với những người mới. Đôi khi, chúng ta vô tình nói điều gì đó thiếu cân nhắc, thậm chí là xúc phạm khi bản thân không biết nhiều về kinh nghiệm, lý lịch hoặc sở thích của ai đó.

Ví dụ: "Tôi cực ghét các môn thể thao. Không hiểu sao nhiều người lại có thể lãng phí thời gian và tiền bạc vào những trò vô bổ đó."

“Chẳng hiểu sao trầm cảm mà cũng là bệnh được. Tôi đã từng trải qua thời kỳ khó khăn nhưng rồi vẫn sống tốt”.

Việc bạn bày tỏ ý kiến một cách ​​mạnh mẽ hoặc mang tính phán xét khi gặp ai đó lần đầu có thể ảnh hưởng đến cách họ nhìn nhận về bạn. Thay vào đó, bạn nên hướng đến các chủ đề trò chuyện mang tính trung lập, tránh những nhận xét mang tính xúc phạm hoặc chỉ trích cũng như thái độ cực đoan, nói tục…

6. Trò chuyện xã giao

Đôi khi bạn thấy những cuộc trò chuyện về thời tiết hoặc các chủ đề hàng ngày khác có vẻ nhàm chán nhưng thực tế là nó có thể mang lại hiệu quả, giúp bạn để lại ấn tượng tích cực .

Bạn có thể:

Hỏi ai đó về cuốn sách lộ ra khỏi cặp của họ.

Chia sẻ rằng thời tiết mưa gần đâ khiến bạn không thể đi bộ và hai bạn có thể nhận ra mình thường xuyên đi cùng cung đường.

Nhận xét về hình dán mèo trên sổ của họ rồi dẫn cuộc trò chuyện về những con vật nuôi.

Điều quan trọng nhất

Việc chúng ta muốn được người khác thích và chấp nhận mình ngay từ buổi gặp đầu là điều hết sức tự nhiên. Ấn tượng đầu tiên có thể tạo nên âm hưởng cho các tương tác sau này của hai người song ấn tượng đầu tiên phần nhiều là vô thức, không phải lúc nào bạn cũng có thể kiểm soát được chúng.

Vậy làm thế nào để bạn bắt đầu các mối quan hệ một cách đúng đắn? Đó chính là hãy đến với người khác bằng sự tử tế, đồng cảm và sẵn sàng học hỏi, phát triển.

8 điều chúng ta vẫn làm sai mỗi ngày mà không hề hay biết
Có những thói quen chúng ta vẫn duy trì hàng ngày mà không hề biết cách thực hiện đúng không phải như vậy.

Tư duy thông minh

Theo Nguyễn Hường
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Phép xã giao trong giao tiếp