Tôi thì nghĩ, con trai con gái đều quý trọng như nhau. Cho nên đằng nội hay đằng ngoại cũng đều là cha mẹ mình.
Và có một điều hết sức hiển nhiên là: Anh có quý trọng cha mẹ vợ, thì vợ cũng mới chân thành quý trọng cha mẹ chồng. Còn nếu chỉ là gượng ép hay hình thức, giả tạo thì không bao giờ có chuyện thật lòng ở đây được. Và nói đi cũng phải nói lại, mình có chân thành với cha mẹ chồng thì chồng cũng mới có thể yêu quý cha mẹ vợ… Cho nên, cái gì cũng cần sự chân thành và phải cùng xuất phát từ hai phía. Đừng chỉ trích chồng khi mà mình chưa là dâu tốt, và cũng đừng đòi hỏi vợ phải thế nọ thế kia với nhà nội nếu mình vẫn là một chàng rể tồi…
Nói tới chuyện tết mà phỉa về ăn tết nhà ngoại hẳn có nhiều người đàn ông nghĩ là không thể chấp nhận được. Có chăng là sang thăm rồi lại về nhà nội hoặc không thì về nhà mình. Chứ việc gì phải ăn tết ở nhà vợ?!
Thế nhưng bao nhiêu năm qua, chồng tôi đều vui vẻ ăn tết ở nhà vợ. Và anh cũng không hề có chuyện bằng mặt mà không bằng lòng gì cả. Ngược lại anh cảm thấy rất thoải mái. Thậm chí anh còn cùng tôi đi gặp ngỡ bạn bè tôi, ăn cơm, nói chuyện với họ và cùng tôi đi thăm những người bạn cũ nữa… Và anh cảm thấy vui vì anh có thể hiểu thêm về tôi, về quãng thời gian mà chúng tôi chưa gặp nhau, cũng như biết rõ hơn những người bạn, những mối quan hệ của tôi… Và tất nhiên chính vì thế mà tôi cũng trân trọng và yêu anh nhiều hơn…
Nói tới chuyện tết mà phỉa về ăn tết nhà ngoại hẳn có nhiều người đàn ông nghĩ là không thể chấp nhận được. (ảnh minh họa)
Vợ chồng chúng tôi lấy nhau đã được gần chục năm. Nhưng tình cảm vợ chồng vẫn như ngày đầu. Thậm chí anh còn yêu thương tôi hơn cả ngày chúng tôi yêu nhau. Vì anh bảo: bây giờ là của anh nên anh chiều chuộng vợ là lẽ đương nhiên. Và con cái, hay cha mẹ rồi người thì cũng già rồi ra đi, con thì lớn rồi có cuộc đời của riêng nó. Chỉ có vợ chồng là cùng nhau bước đi tới tận cuối đường đời, cùng nhau vượt qua những khó khăn gian khổ, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi… Nên anh trân trọng vợ cũng là lẽ đương nhiên.
Và nhất là: bao nhiêu năm anh xa nhà, lấy anh, về làm dâu nhà anh, một mình tôi chăm mẹ chồng ốm đau mấy năm trời cho tới tận khi mẹ mất. Vậy là tôi đã thay anh làm tròn nghĩa vụ của một người con. Với tất cả sự cố gắng và hi sinh của mình. Để mẹ anh có những ngày tháng cuối đời được vui vẻ vì có con cháu ở bên cạnh, không phải chịu cái cảnh vò võ một mình trong căn nhà trống. Trong khi anh thì biền biệt ở xa.
Và những năm ở cùng mẹ chồng là những năm tôi ở lại cùng mẹ đón tết, cùng mẹ chồng sắm tết cho tới tận qua mùng hai tôi mới xin phép mẹ cho về thăm cha mẹ đẻ vài ngày rồi lại trở về nhà chồng. Thậm chí có những năm mẹ chồng ốm là tôi cũng không về nhà ngoại nữa.
Nên khi mẹ chồng mất, vợ chồng tôi mới chuyển lên ở cùng nhau gần nơi anh công tác. Và cũng từ đó, năm nào vợ chồng tôi cũng về quê ăn tết với ông bà ngoại. Nhất là khi mẹ tôi cũng mất, chỉ còn ông ngoại thì chẳng năm nào là năm chúng tôi không về sắm sửa tết nhất với ông. Bởi nhà người ta thì đông đủ con cháu về chật nhà, nhà mình thì đã neo người mà không về nữa thì một mình ông sẽ buồn lòng như thế nào?
Và những năm ở cùng mẹ chồng là những năm tôi ở lại cùng mẹ đón tết, cùng mẹ chồng sắm tết cho tới tận qua mùng hai tôi mới xin phép mẹ cho về thăm cha mẹ đẻ vài ngày rồi lại trở về nhà chồng. (ảnh minh họa)
Nhất là vợ chồng tôi cũng muốn con mình được sống trong cái không khí tết đúng nghĩa của nó. Để con được đi chợ tết, được ngồi xem ông gói bánh trưng, đêm chất củi ngồi chờ bánh chín… Cái không khí tết ở quê khi nào cũng ấp áp và tràn đầy tình yêu thương như thế. Nên cũng chẳng có lí do gì để vợ chồng tôi ngại ngần chuyện về quê ăn tết cùng với ông ngoại cả.
Dù cho mọi điều kiện sinh hoạt ở quê thì không thể nào bằng ở trên thành phố được. Nhưng bao nhiêu năm tuổi thơ, mình đã lớn lên trong cái điều kiện còn khó khăn hơn thế thì chẳng có lí do gì khi lớn, khi trưởng thành mình lại không thể sống được như khi mình còn nhỏ cả.
Không như hàng xóm nhà tôi, con cái ai cũng phương trưởng, thành đạt có nhà cửa đàng hoàng trên thành phố. Nhưng chẳng năm nào có đứa nào về quê ăn tết cùng với cha mẹ cả. Khi nào tết cũng chỉ tạt qua nhà trong ngày, rồi lại rồng rắn nhau lên thành phố hết cả. Ngày tết mà vui chẳng tày gang. Khi nào ông bà cũng bảo bố tôi:
Nhà ông ít con nhưng mà chúng nó về ăn cả tết, cả gái lẫn rể. Nhà tôi bốn năm đứa nhưng mà chúng chỉ hẹn nhau về một ngày. Chúng nó bảo:
Về quê vệ sinh nhà cửa chật chội chúng không quen, không ở được. Cha bố chúng no chứ, thế khi bé chúng nó ở trên trời rồi lớn lên là lên thành phố ở chắc?
Tôi cười:
Thì ông bà xây cái nhà vệ sinh và xây cái nhà to hơn để tết đến các anh chị ấy có thể thoải mái ở thì mọi người sẽ về hết thôi.
Ông bà lại thở dài, nhà to mà làm gì, hai thằng già làm sao mà lau chùi cho hết. Cái nhà nhỏ này nuôi chúng nó lớn lên cả đấy. Bây giờ chúng nó nuôi con chúng nó lớn lên ở nhà cao cửa rộng xem có thành đạt hơn bố mẹ chúng nuôi chúng từ căn nhà cấp bốn cũ này không?
Ngày tết sang chúc nhau mà hóa ra lại nói toàn chuyện buồn. Ông bà lại quay sang bảo bố tôi:
Con rể ông là tuyệt nhất đấy. Năm nào cũng về ăn tết với ông. Mà lại còn chăm chỉ nữa. Nhà tôi chúng nó về chỉ đút tay vào túi thôi. Ăn xong rồi lại kéo nhau đi cả. Tết mà nhà vắng như chùa Bà Đanh, chỉ có hai ông bà già ra vào chạm mặt nhau.
Rồi ông bà lắc đầu thở dài. Thì thôi, mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh. Nhưng cả năm mới có mấy ngày tết đến xuân về. Với người già, chẳng quà nào, tiền nào bằng con cháu xum vầy xung quanh. Và dù là nhà chồng hay là nhà vợ, thì cha mẹ nào mà chả thương con, chả mong con tết về họp mặt. Nên dù là dâu hay rể, mỗi dịp tết về hay cố gắng làm vui lòng cha mẹ. Bởi với người già còn được xum vầy bao nhiều cái tết nữa đâu? Sống chết như một cái hẹn trước rồi. Chỉ là hẹn sớm hay muộn mà thôi!