Tôi trải qua hai lần hôn nhân bất hạnh, sợ đời sống gia đình sẽ bị lung lay. Đàn bà, dù ở đâu thì cũng là đàn bà; cũng muốn đời sống gia đình được yên bình trọn vẹn, con cái học hành đến nơi đến chốn.
Tôi lập gia đình từ năm ba mươi. Những năm tháng đầu chúng tôi sống trong yên bình với một bé trai kháu khỉnh. Nhưng đến khi con tôi bước vào lớp Một, anh bắt đầu trở nên nóng tính, hay hằn hộc với vợ con. Dường như vợ con là gánh nặng của anh.
Rồi anh hay về muộn, bỏ những bữa cơm tối, vướng vào nhậu nhẹt, cờ bạc, vô tâm với vợ con. Sức chịu đựng của tôi không tài nào chịu nổi nữa, đến khi con lên lớp Sáu, chúng tôi quyết định ly hôn sau những năm tháng ra sức hàn gắn.
Một mình tôi xoay xở, nuôi con ăn học. Thi thoảng, anh có đến thăm hai mẹ con, cho con ít tiền để mua sách vở học tập. Tôi không cản vì đó là tiền anh cho con, nhưng tôi vẫn chứng minh cho anh thấy, tôi đủ sức nuôi con học tốt, anh đừng bận tâm và hãy yên lòng bên cuộc vui ích kỷ của anh.
Anh vướng vào nhậu nhẹt, cờ bạc, vô tâm với vợ con. Sức chịu đựng của tôi không tài nào chịu nổi nữa (Ảnh minh họa)
Khi con tôi lên lớp Mười, tôi đi đến hôn nhân với một người đàn ông Việt kiều. Người chồng thứ hai của tôi có cái tên nửa Ta, nửa Mỹ - Andy Phạm. Andy bảo lãnh mẹ con chúng tôi sang Úc, đời sống cao hơn, tôi đỡ vất vả hơn, con tôi cũng có môi trường học tốt.
Tưởng chừng như cập được bến đỗ bình yên và hạnh phúc, nhưng cuộc đời tôi lại lâm vào tình cảnh khốn đốn lần hai. Andy ngày càng lộ bản tính gia trưởng, nhiều lần quát mắng con riêng của tôi dù thằng bé chẳng làm gì sai.
Mọi điều anh không vừa lòng, tôi đều bảo con xin lỗi dượng, nhưng chỉ được vài lần thôi. Những lần sau đó, con tôi thủ thỉ với tôi mà lòng quặn đau: “Mẹ con mình có làm gì sai đâu mà cứ mãi xin lỗi dượng hở mẹ?”
Con tôi nói đúng, giây phút ấy, tôi cảm tưởng như mình đang dạy con trở thành kẻ hèn kém, nhu nhược. Nhưng dẫu sao, mẹ con tôi cũng chịu ơn Andy.
Tôi không trông mong tôi sống trong giàu sang, tôi chỉ trông mong có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, con tôi được ăn học tử tế. Con trai mình được học tập ở Úc, đối với tôi là một may mắn lớn, từ đó, tôi dặn mình cam chịu vì tương lai của con.
Mỗi lần ở công sở có chuyện không vui, Andy lại trút giận lên tôi. Bao lời hứa, sẽ yêu thương, sẽ mang đến hạnh phúc, cuộc sống yên bình cho tôi nay đã không còn. Giờ chỉ là những tháng ngày đầy bão tố.
Khốn khổ hơn cho tôi, Andy có nhu cầu khá cao trong chuyện chăn gối. Anh đòi hỏi tôi phải chiều chuộng anh những khi anh muốn, không được kêu ca.
Tôi ngượng với con trai vô cùng. Những hôm tôi mệt mỏi, gần như kiệt sức, xin anh để hôm khác làm thì anh cáu bẳn, đe dọa tôi đủ điều, thậm chí còn giáng cho tôi một bạt tai.
Anh cáu bẳn, đe dọa tôi đủ điều, thậm chí còn giáng cho tôi một bạt tai (Ảnh minh họa)
Tôi có tìm đến một bác sỹ tâm lý, để nói ra những khủng hoảng của chính mình. Và cũng nhờ ông, tôi học được cách nắm bắt tâm lý của Andy.
Andy vốn là người cô đơn trên đất khách đã lâu, không nhận được sự quan tâm từ người thân, nên tâm thần không như bao người đàn ông khác, cộng với áp lực công việc nên sinh ra cái tính thượng cẳng chân, hạ cẳng tay.
Con trai tôi bất bình trước cảnh mẹ bị đánh, nhưng tôi chấp nhận cam chịu để con tôi có chỗ học tốt.
Tôi luôn tha thiết nói với con: “Mẹ không sao, do dượng làm việc căng thẳng quá thôi. Con hãy cố gắng học cho tốt, tương lai xán lạn thì mẹ con mình mới chóng thoát cảnh nghèo khổ, vất vả, áp lực”.
Có cô hàng xóm người gốc Việt, thấy tôi bị chồng đánh thương quá nên bảo là sẽ giúp tôi. Chị bảo: “Tôi sẽ báo cảnh sát nếu anh đánh chị. Sao chị có thể chịu đựng nổi? Chị đừng lo, pháp luật sẽ bảo vệ phụ nữ chúng ta, anh ta sẽ không trách chị được”.
Nhưng tôi nào dám gật đầu. Tôi trải qua hai lần hôn nhân bất hạnh, sợ đời sống gia đình sẽ bị lung lay. Đàn bà, dù ở đâu thì cũng là đàn bà; cũng muốn đời sống gia đình được yên bình trọn vẹn, con cái học hành đến nơi đến chốn.
>> Xem thêm: Rất ít phụ nữ Việt Nam có đôi bàn tay đẹp, vì sao?