Sợ dính “drama công sở” vì lương gấp đôi đồng nghiệp, cô nàng ngỡ ngàng trước lời khuyên “bao ngầu”

Ngày 15/06/2020 12:04 PM (GMT+7)

Vẫn biết mỗi công việc, mỗi vị trí sẽ có mức lương khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu của công việc và mức độ đóng góp cho công ty, tuy nhiên cô nàng trong những dòng tâm sự dưới đây không khỏi lo lắng một ngày mình sẽ dính phải "drama công sở".

Trong môi trường công sở, lương được coi là vấn đề khá nhạy cảm. Hiện tại rất nhiều công ty, việc bàn luận lương hay tiết lộ mức lương cho người khác biết bị cho là điều cấm kỵ. Dù không ai nói với ai song nhiều người lo ngại việc tiết lộ lương với đồng nghiệp có thể kéo theo nhiều rắc rối phát sinh ở nơi làm việc. 

Vẫn biết mỗi công việc, mỗi vị trí sẽ có mức lương khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu của công việc và mức độ đóng góp cho công ty, tuy nhiên cô nàng trong những dòng tâm sự dưới đây không khỏi lo lắng một ngày mình sẽ dính phải "drama công sở". Chuyện là trước giờ cô nàng luôn giấu kín mức lương của mình vì biết con số có cao hơn so với đồng nghiệp. "Sóng gió" ập đến khi công ty của cô có một thành viên mới...

Sợ dính “drama công sở” vì lương gấp đôi đồng nghiệp, cô nàng ngỡ ngàng trước lời khuyên “bao ngầu” - 1

Những dòng tâm sự của cô nàng khổ tâm vì lương cao...

“Do đặc thù công việc nên lương của em hơi cao hơn các đồng nghiệp dù cùng cấp. Đó cũng là lí do em luôn giấu lương để tránh bị sân si so bì hơn thua từ đồng nghiệp và cũng không bao giờ đi hỏi lương người khác làm gì. Chuyện lương bổng hơn kém nhau xưa giờ luôn rất nhạy cảm. Đó là lí do các doanh nghiệp lớn luôn nắm tay dặn dò nhân viên lúc mới vào công ty là tuyệt đối không được để người cùng công ty biết lương của mình trừ sếp.

Công ty mới đây cũng có tuyển thêm một bạn làm cùng công việc với em nhưng làm cho nhóm khác. Em thì lại chơi thân với một chị bên nhóm đấy. Một ngày đẹp trời, chị ấy nhắn tin thở than với em:

"Biết lương thằng đó nhiêu không? Gần gấp đôi lương chị luôn đó, trong khi nó mới ra trường mới vào làm, kinh nghiệm không có, nghiệp vụ phải học lại từ đầu… Chị cảm thấy suy sụp, cảm thấy bất công, chị không muốn làm nữa. Chị làm việc chăm chỉ tăng ca trường kì để làm gì khi mà một đứa mới vô lương gần gấp đôi chị. Chị muốn nghỉ luôn cho rồi…"

Em kiểu sét đánh ngang tai, không biết nói sao luôn các bác ạ, trong khi sự thật là lương em thì gấp đôi lương chị ấy (là do tự chị ấy nói lương cho em). Em cũng kiểu biện minh thuê cho bạn kia là tại bạn ấy giỏi, tự tin năng lực nên đề nghị lương cao và sếp đồng ý trả chứng tỏ sếp đánh giá giá trị mà nó đem lại cho công ty tương xứng. Hơn nữa, mỗi ngành nghề là mỗi mức lương khác nhau, sao đem đi so bì như vậy rồi thấy bất công được.

Nói vậy chứ em cũng run gần chết. Em nghĩ lỡ như tới một ngày nọ sấm chớp phong ba, bà chị đó bằng nguồn tin “chim lợn” nào đó mà biết được lương em chắc bà ấy nghỉ chơi với em thật luôn quá. Nhỡ ngày đó tới thật thì em biết nói như nào với bà ấy cho “hoa hậu thân thiện” đây các bác ơi?”

Sợ dính “drama công sở” vì lương gấp đôi đồng nghiệp, cô nàng ngỡ ngàng trước lời khuyên “bao ngầu” - 2

Ảnh minh họa. 

Đúng là, lương thấp thì buồn mà lương cao lại cũng lo. Ngay sau khi được đăng tải, câu chuyện của nàng công sở đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo thành viên trong nhóm. Rất nhiều ý kiến đóng góp cũng như lời khuyên, mách nước đã được để lại bên dưới phần bình luận.

"Không nhìn vào khối lượng công việc , tính chất công việc , hiệu quả đem lại mà chỉ nhìn vào con số... Mình nghĩ bạn nên bảo với chị ấy, cảm thấy mình xứng đáng với mức lương cao thì hãy đề nghị với sếp hoặc sang công ty khác để có mức lương phù hợp. Đừng ngồi đó mà so đo".

"Quan trọng là lượng công việc có giống nhau không, tính chất công việc như thế nào. Mặc bằng lương chung công việc của bạn và nhân viên mới kia nặng hơn, phức tạp hơn thì dĩ nhiên phải cao hơn thôi. Kệ thôi bạn ạ". 

"Mức lương mỗi người tùy lúc ban đầu đề nghị, vị trí tuyển có cần gấp hay không... Thường thì người cũ muốn lên lương phải có thay đổi rõ rệt về khả năng đóng góp. 10 năm làm một việc như nhau thì rất khó để nói chuyện lương lên một tầm cao khác". 

Các bình luận của cư dân mạng đều cho rằng cô nàng không nên lo lắng, nếu ngày đó đến thật cũng không cần phải băn khoăn gì nhiều vì đây hoàn toàn là chuyện người đi làm phải chấp nhận. Tuy nhiên đang chú ý nhất chính là một bình luận nhận được nhiều sự ủng hộ. 

"Khi có người ganh tỵ với bạn chứng tỏ bạn đã đạt được thứ mà người ta không đạt được. Cố lên". 

Cảm giác biết đồng nghiệp có mức lương cao hơn mình không mấy dễ chịu nhưng phải làm gì trong tình huống này? Thay thay vì tỏ ra bực dọc, sân si, đây mới là những điều mà một người thông minh nên làm: 

Bình tĩnh và nhìn nhận lại 

Rõ ràng, cùng nhau làm cùng một công việc, có cùng trình độ những đồng nghiệp được trả cao hơn sẽ khiến bạn vô cùng tức giận.

Đây chính là điều đầu tiên mà bạn nên làm. Bỗng một ngày đẹp trời, bạn phát hiện ra cô bạn phòng bên có mức lương cao ngút trời dù thời gian làm việc cũng chỉ như bạn. Đừng vội lao vào phòng sếp hay đi gặp 1001 người để kể lể oan ức rồi làm việc một cách thiếu chuyên nghiệp. Điều quan trọng là hãy làm sao để mình cũng được tăng lương như vậy.

Hãy tự hỏi bản thân, liệu trình độ và sự đóng góp của mình có xứng đáng được tăng lương không? Mức lương hiện tại có phù hợp không?

Sau khi bình tĩnh lại và trả lời câu hỏi đó, bạn sẽ biết mình có cần đặt một cuộc hẹn và tự tin đề nghị mức lương đảm bảo quyền lợi cho bản thân hay không. Một lưu ý khác là trong buổi đề nghị đó, đừng bao giờ nhắc đến người đồng nghiệp vô tình bị lộ mức lương kia. Hãy chứng minh cho sếp thấy mình xứng đáng với mức lương mới, bạn đã chăm chỉ và đạt hiệu quả ra sao trong công việc. 

Tham khảo mức lương trên thị trường

Sợ dính “drama công sở” vì lương gấp đôi đồng nghiệp, cô nàng ngỡ ngàng trước lời khuyên “bao ngầu” - 3

Nếu chưa biết con số nào phù hợp với mình để đưa ra trong buổi deal lương, hãy tham khảo, nghiên cứu thông tin trên thị trường việc làm. Đừng lầm tưởng rằng cứ chăm chỉ hơn, thường xuyên tăng ca thì điều đó có nghĩa là bạn xứng đáng với mức lương cao hơn.

Một người lãnh đạo có rất nhiều việc phải làm và thường quản lý nhân viên theo đầu việc. Họ sẽ không thể biết hết từng việc của từng người nên nếu cảm thấy mức lương mình đang quá thấp so với thị trường, hãy là người chủ động mở lời và cho người quản lý thấy giá trị cũng như sự hiểu biết về thị trường lao động của mình.

Cho mình một cơ hội khi không được giải quyết thỏa đáng 

Việc tăng lương không thể diễn ra đơn giản trong ngày một ngày hai song nếu đã chứng minh năng lực thực sự xứng đáng mà cấp trên vẫn không giải quyết thỏa đáng, thay vì ở đó kêu ca phàn nàn, hãy cho bản thân mình một cơ hội. 

Khi đi làm, tiền lương không phải là tất cả song sẽ là yếu tố nói lên bạn là ai, đóng góp được những gì cho công ty. Trên thị trường lao động, các công ty luôn chào đón những người có năng lực và tự tin, biết mình là ai, mình có thể làm những gì. 

Cô nàng nhận phải gạch đá vì vô tình lộ mức lương, dân tình chép miệng: Dại quá
Mức lương sẽ phản ánh giá trị của họ trong công ty, liên quan đến năng lực và trình độ của bạn. Tuy nhiên, liệu mức lương có phải là tất cả khi bạn...
Bảo Anh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bí kíp "sống sót" nơi công sở