Thay vì xin lỗi trong 10 tình huống này, đây mới là cách xử lý khôn ngoan hơn

Bảo Anh. - Ngày 05/04/2022 12:12 PM (GMT+7)

Trong những trường hợp này, bạn nên có cách cư xử khôn ngoan và khéo léo hơn là chỉ nói câu "Tôi xin lỗi".

Nghe audio
0:00
0:00

Với những gì chúng ta đã được dạy từ nhỏ, chúng ta có xu hướng tự động nói ra câu xin lỗi khi làm sai. Nhận lỗi và xin lỗi về cái sai của mình là đúng nhưng không phải trường hợp nào cũng nên nói “Tôi xin lỗi”. Việc biết khi nào là thời điểm thích hợp để xin lỗi theo cách đó là một kỹ năng. Thậm chí, trong một số trường hợp nhất định, im lặng lại là chiến thuật tốt hơn để giữ hòa bình.

Dưới đây là những trường hợp câu nói “Tôi xin lỗi” không nên sử dụng và cách khôn ngoan hơn để xử lý.

1. Nếu đó không phải là lỗi của bạn

Thay vì xin lỗi trong 10 tình huống này, đây mới là cách xử lý khôn ngoan hơn - 1

Nếu đó không phải lỗi của bạn, đừng xin lỗi. Thay vào đó, hãy bày tỏ sự thật rằng bạn rất tiếc về tình huống đã xảy ra hoặc cảm xúc ai đó đang phải chịu.

Chúng ta thể hiện sự đồng cảm, không phải nhận lỗi về việc này. Sau đó, hãy chuyển sang các câu hỏi như "Chúng ta có thể làm gì để giải quyết vấn đề này?" hoặc "Tôi có thể giúp gì bạn?" Sẽ tốt hơn trong trường hợp này khi bạn phối hợp để cùng người đó giải quyết vấn đề.

2. Khi bạn có thể đưa ra cam kết mới

Thường thì "xin lỗi" thôi là không đủ bởi vấn đề vẫn sẽ còn đó. Bạn cần biết lỗi của mình nhưng hãy thể hiện nó cùng cam kết của mình.

Hãy nói "Vâng, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về điều đó" rồi giải thích những yếu tố đã thay đổi cùng lý do chúng không thể lường trước. Tách lời bào chữa ra khỏi sự thật và hỏi đối phương xem liệu có cách nào để giảm thiểu những vấn đề bạn đã gây ra hay không. Nếu đối phương không có câu trả lời, hãy chủ động đề xuất, đưa ra cam kết và nghiêm túc thực hiện.

3. Khi bạn có thể nói “Cảm ơn”

Bạn có một buổi họp và đã đến muộn. Thay vì nói "Tôi xin lỗi", hãy thử nói "Cảm ơn rất nhiều vì sự kiên nhẫn" hoặc "Cảm ơn bạn đã chờ đợi trong khi tôi giải quyết vấn đề." Thay vì nói "Tôi xin lỗi vì tôi đã bỏ lỡ phần đó", bạn có thể thử nói "Cảm ơn bạn đã cho tôi thêm thời gian để trình bày/thực hiện." Khi bạn dùng cách nói “Cảm ơn” thay vì “Tôi xin lỗi”, thông điệp của câu nói sẽ được chuyển từ hối tiếc, xấu hổ sang biết ơn.

4. Khi lời xin lỗi không giúp khắc phục sự cố

Tất cả chúng ta đều học được từ những sai lầm của mình hơn là từ những gì đang diễn ra đúng đắn. Thất bại sớm, đối mặt để phân tích, học hỏi và cải tiến là cách hiệu quả nhất giúp bạn phát triển bản thân cũng như công ty.

Để thành công hơn, chúng ta phải học mắc sai lầm một cách hiệu quả. Tự trách bản thân hay cầu xin lòng thương xót là điều không nên, không phù hợp trong trường hợp này, quan trọng là bạn không cố tình phạm sai lầm để gây tổn hại.

5. Nếu có cách tốt hơn để xin lỗi

Thay vì xin lỗi trong 10 tình huống này, đây mới là cách xử lý khôn ngoan hơn - 2

Bạn cần lý do để nói lời xin lỗi và nhớ rằng sai lầm không phải là điều cuối cùng trừ khi bạn muốn vậy. Câu nói “Tôi xin lỗi” thường báo hiệu sự kết thúc, cho thấy bạn không có kế hoạch thực hiện các bước đi tiếp theo để khắc phục tình hình hoặc biết cách ngăn chặn kết quả tương tự xảy ra trong tương lai. Những người khôn ngoan và thành công nhất xin lỗi bằng cách vạch ra rõ ràng những hành động và các bước họ đang thực hiện để giảm thiểu sai lầm.

6. Khi bạn không biết lý do chính xác

Trong lời xin lỗi luôn cần hàm chứa sự hối hận. Khi chúng ta xin lỗi nhưng lại không chân thành, điều đó sẽ ảnh hưởng đến uy tín của chúng ta.

Nếu bạn đã làm điều gì đó sai (không chính xác), đó đơn giản là một sự nhầm lần, bạn không cần thiết phải xin lỗi. Nếu bạn đã làm điều gì đó sai (về mặt đạo đức), bạn cần tự hỏi mình tại sao điều đó lại bị coi là sai, điều bạn mong muốn là gì, liệu bạn có lặp lại một lần nữa? Khi bạn vẫn thấy rằng mình sai, hãy nói lời xin lỗi và giải thích lý do.

7. Khi bạn muốn được khoan dung, không phải tha thứ

Câu nói "Tôi xin lỗi" thường bắt nguồn từ sự hối hận trong bạn. Điều quan trọng là phải hiểu nguồn gốc của sự hối tiếc trong bạn để xác định phản ứng trong một tình huống. Nếu bạn không tham khảo ý kiến mà đưa ra một quyết định sai lầm gây ​​ảnh hưởng đến người khác, bạn nên xin lỗi. Tuy nhiên, nếu bạn đã cố gắng hết sức mình nhưng kết quả vẫn tệ, có lẽ bạn cần được thông cảm, bao dung. Lòng trắc ẩn và sự bao dung là điều cần thiết cho mỗi bước lùi.

8. Khi bạn thực sự làm điều gì đó sai

Thay vì xin lỗi trong 10 tình huống này, đây mới là cách xử lý khôn ngoan hơn - 3

Khi bạn đã thực sự làm sai điều gì đó và muốn sửa đổi, thì việc chỉ nói "Tôi xin lỗi" là vô nghĩa. Thay vào đó, hãy chịu trách nhiệm về sai lầm của bạn và nói: "Tôi đã sai khi ..." và hỏi xem bạn có thể sửa sai bằng cách nào.

9. Nếu sai lầm của bạn ảnh hưởng đến toàn bộ công ty

Một điều chắc chắn là bạn phải thừa nhận sai lầm của mình cũng như trách nhiệm với việc đó. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để làm nên sự vững mạnh của công ty. Và khi sai lầm của bạn thực sự ảnh hưởng đến mục tiêu, tình hình tài chính của các thành viên trong nhóm hoặc của toàn công ty, một câu "Tôi xin lỗi" là khó có thể chấp nhận.

10. Khi bạn thực sự không thấy mình có lỗi

Nếu bạn không thấy mình sai hoặc hoàn toàn không hối hận về việc đã làm, đừng nói lời xin lỗi. Ngay cả khi ai đó thấy hành vi của bạn là sai hoặc không phù hợp nhưng bạn không thấy như vậy, thay vì xin lỗi và bỏ qua, hãy hỏi họ xem họ muốn bạn làm như thế nào và nếu là họ, họ sẽ xử sự ra sao.

8 dấu hiệu chứng tỏ bạn thông minh vượt trội
Đây đều là những dấu hiệu chứng tỏ bạn thông minh hơn những gì bạn vẫn tưởng.

Tư duy thông minh

Bảo Anh.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tư duy thông minh