Nói đến chuyện của vợ, thực sự lúc này tôi cảm thấy méo mặt, không còn dám đối diện với chính gia đình mình chứ không phải là người ngoài.
Từ ngày lấy nhau, vợ tôi bắt đầu thay đổi tính nết, biến chứng, cảm thấy không thể nào chấp nhận được. Nếu không vì đứa con thì có lẽ tôi đã từ bỏ cuộc hôn nhân này rồi.
Ngày yêu em, tôi đâu biết em lại là người tính tình khó ưa như vậy. Lúc nào em cũng nhẹ nhàng, tỏ ra ngoan ngoãn. Đặc biệt, khi nói chuyện với người lớn, nhất là nói chuyện qua điện thoại, em vô cùng nhỏ nhẹ, thủ thỉ, khiến đối phương phải trầm trồ về sự khéo léo của em. Tôi cũng nghĩ, một con người như em chắc chắn sẽ đối đãi tốt với nhà chồng, không phải lo lắng chuyện thái độ mẹ chồng con dâu sau này. Và tôi quyết định chinh phục em, tìm cách tiếp cận em.
Chúng tôi trở thành người yêu sau vài tháng tìm hiểu. Càng ngày, tình cảm càng mặn nồng. Em cũng yêu tôi, thương tôi, quan tâm tôi nhiều lắm. Thời gian đó, tôi cảm thấy hạnh phúc vì được ở bên cạnh em, được có người yêu như em, được em chăm sóc tận tình. Lúc này tôi mới nhận ra, có người yêu thật là hay và may mắn.
Hơn 1 năm yêu nhau, thời gian không quá dài nhưng đủ để tôi tính chuyện hôn nhân với em. Em chưa làm điều gì khiến tôi phật lòng. Kinh tế gia đình em chu đáo, em tiết kiệm chi tiêu khiến tôi luôn nghĩ, sau này em sẽ là người vợ biết ki co, tích cóp tiền nong cho chồng, bảo vệ kinh tế gia đình. Khi đó, tôi toàn nhìn ra những điểm tốt của em, chỉ nghĩ tới những điều tích cực, hi vọng sau này em sẽ là người vợ tốt, người con dâu hiền...
Lúc đó, tôi khó chịu cực nhưng nghĩ mới cưới, hai vợ chồng không nên cãi cọ nhau vì chuyện tiền nong, không hay ho gì. (ảnh minh họa)
Ngày em về nhà chồng, mọi thứ đều ổn. Gia đình sống yên ấm. Tuy nhiên, điều tôi không hài lòng nhất chính là cái chuyện sau ngày tân hôn. Tuy vậy, tôi vẫn bỏ qua cho em vì nghĩ em cũng cùng tâm lý với bao người con dâu mới khác.
Bạn bè em về nhà tôi rất đông, ăn cỗ trong ngày cưới. Tôi bảo em, đưa tiền cho mẹ tôi, đỡ mẹ một tay vì dù sao khách của hai vợ chồng rất nhiều. Tính ra cũng phải mất đôi ba chục triệu. Thế mà em nhất định không đồng ý, em bảo tiền đó là tiền bạn bè mừng, bố mẹ thì phải có trách nhiệm lo cho con cái. Em không muốn đưa tiền cho mẹ tôi. Dù tôi có nói, cứ cho mẹ cho được cái tiếng, chắc gì mẹ lấy thì em cũng không chịu. Em bảo, phải tính đến trường hợp xấu nhất, không nhỡ mẹ tôi nhận thì coi như công cốc à.
Lúc đó, tôi khó chịu cực nhưng nghĩ mới cưới, hai vợ chồng không nên cãi cọ nhau vì chuyện tiền nong, không hay ho gì. Thế nên, tôi mặc kệ, coi như chuyện đó không có gì. Tôi bỏ qua để mọi người được vui vẻ sống.
Nhưng càng ngày vợ càng tỏ ra quá quắt. Tiền cưới tôi cũng đưa cho vợ giữ, vì nghĩ như thế để thống kê cho tiện. Được bao nhiêu thì vợ chồng biết, gộp vào còn làm chuyện lớn. Tuy nhiên, tôi cũng muốn lấy một ít để chi tiêu, nhưng vợ tôi nhất định không đưa. Vợ tôi bảo, tiền cưới nhà cho sắm sửa còn chưa sắm hết thì dùng mà tiêu chứ ai lấy tiền mừng tiêu. Tôi giải thích mãi là hết rồi vợ cũng không tin. Vợ bảo tôi là lừa dối, mãi mới đưa cho tôi được vài trăm tiêu vặt. Bảo hết thì lại đưa sau.
Tôi bắt đầu khó chịu về sự quản thúc kinh tế của vợ. Vợ đòi xem hết mọi thứ, từ bảng lương tới tiền thuế má này kia, từ tiền hoa hồng này nọ mà tôi làm được. Tôi bực không cho xem thì vợ bảo tôi có quỹ đen, giấu giếm vợ, rồi lại có giọng dỗi hờn làm tôi mệt mỏi cực.
Chuyện giỗ bố tôi làm vài mâm là hoang phí sao? Tôi thực sự hết chịu nổi người đàn bà này. Tôi đã kiềm chế và nhẫn nhịn quá nhiều, chẳng ngờ lại bị giội gáo nước lạnh. (Ảnh minh họa)
Từ ngày về, vợ chưa đưa cho mẹ tôi một đồng để ăn uống. Hai vợ chồng ở chung thì phải góp nhưng vợ nhất định không làm. Vợ bảo, ‘làm mẹ phải có trách nhiệm với con cái. Thi thoảng mình đưa cho mẹ ít tiền là được rồi, chứ cần gì góp ghiếc làm gì’. Vợ nói thế có vẻ ích kỉ khiến tôi khó chịu vô cùng. Con cái lớn phải có trách nhiệm phụng dưỡng bố mẹ. Tuy là không phải nuôi nhưng cũng phải đóng góp. Tôi bực bội, chán nản vì vợ mình.
Bố tôi mất lâu rồi, đến ngày giỗ bố, nhà tôi định làm vài mâm để mời họ hàng. Bảo mỗi gia đình góp cho mẹ 1 triệu thì vợ ki ke, nhất định không góp. Vợ bảo: “Mình là con cái trong nhà thì sao phải góp tiền giỗ bố. Mẹ phải nhận tiền của họ hàng chứ. Với lại, trước giờ khi nào mình cũng hay cho tiền mẹ, mẹ có đầy ra, có thiếu đâu mà góp”. Tôi nói là đó là tấm lòng của con cái, hỗ trợ mẹ là tốt nhất không nên cò kè. Vợ bực mình cáu gắt với tôi. Còn bảo tôi sĩ diện. Vợ bảo, ở nhà này chung đụng nên lo bao nhiêu thứ rồi, từ sắm sửa đồ đạc, lo các đồ dùng trong nhà thì mọi khoản phải cắt đi, đừng hoang phí.
Chuyện giỗ bố tôi làm vài mâm là hoang phí sao? Tôi thực sự hết chịu nổi người đàn bà này. Tôi đã kiềm chế và nhẫn nhịn quá nhiều, chẳng ngờ lại bị giội gáo nước lạnh. Trước đây, tôi luôn tự hào vì em biết vun vén gia đình nhưng giờ, chuyện ấy đã khiến tôi cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Không thể nghĩ đến một ngày vợ tôi lại vì đồng tiền mà thoái hóa biến chất như thế. Tôi đau khổ nhận ra, mình đã lấy nhầm người.
Nếu sống với người thế này, có lẽ, tôi sẽ mất tự do. Và hơn hết, mẹ tôi sẽ không có hi vọng được con dâu đối xử tử tế. Nhất là sau này, khi mẹ tôi ốm đau, ai sẽ là người chăm sóc mẹ? Hóa ra là tôi đã lựa chọn sai lầm?
Xem thêm tin bài liên quan hấp dẫn tại đây: Chết cười: đàn ông khác đàn bà ra sao Ở chung với mẹ chồng, chẳng dám ‘yêu’ |