10 rắc rối mà người thông minh thường gặp

Nguyễn Hường - Ngày 11/12/2022 19:00 PM (GMT+7)

Thông minh là điều thật tuyệt vời nhưng không phải mọi thứ đều thuận lợi với những người thông minh, họ cũng có những rắc rối gặp phải của riêng mình. Dưới đây là 10 rắc rối người thông minh gặp phải.

Nghe audio
0:00
0:00

Bạn dễ phức tạp hoá vấn đề

10 rắc rối mà người thông minh thường gặp - 1

Những người thông minh có thể nhìn thấy nhiều góc độ của vấn đề và thực tế cho thấy bạn đã đạt được không ít thành công nhờ điều đó. Tuy nhiên, điều này cũng khiến bạn dễ gặp rắc rối hơn trong những tình huống thực sự đơn giản. Bạn thường suy nghĩ quá nhiều và điều này sẽ hợp lý hơn khi xem xét các chiến lược phức tạp hoặc đưa ra quyết định quan trọng trong cuộc sống.

Bạn cầu toàn

Những người thông minh có xu hướng theo đuổi sự hoàn hảo, muốn làm mọi thứ theo cách tốt nhất. Dường như chủ nghĩa cầu toàn là "phiên bản sợ thất bại của người thông minh".

Bạn sợ trông mình ngốc nghếch

Nỗi sợ này có thể khiến những đứa trẻ thông minh ngại đặt ra câu hỏi sau giờ học hoặc mạnh dạn lấn sân sang những lĩnh vực mới. Điều chúng sợ là mình có thể trông thiếu hiểu biết hơn.

Bạn dễ quên mất cảm giác lúc ban đầu

Khi ngày càng thăng tiến hơn trong sự nghiệp, các mối quan hệ, công việc kinh doanh hoặc bất cứ thứ gì khác, người thông minh thực sự khó để nhớ về cảm giác lúc mới bắt đầu như nào.

Bạn muốn bỏ qua những điều cơ bản

Sự thật là những người thông minh hơn thường nghĩ rằng mình đủ khả năng để bỏ qua những điều cơ bản.

Bạn dễ cô đơn

10 rắc rối mà người thông minh thường gặp - 2

Nghiên cứu cho thấy những người thông minh hơn có xu hướng dành nhiều thời gian hơn ở một mình. Carol Graham, chuyên gia của Viện Brookings chuyên nghiên cứu về kinh tế học hạnh phúc chia sẻ: "Những người thông minh hơn ít có khả năng dành nhiều thời gian để giao tiếp xã hội vì họ tập trung vào những mục tiêu dài hạn khác".

Tuy có ít khả năng kết nối xã hội hơn những người khác hơn nhưng nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc này ít ảnh hưởng đến hạnh phúc của người thông minh hơn. Có thể do bạn quá bận rộn với việc hiện thực hoá ý tưởng hay ho của mình nên không bận tâm nhiều về việc bỏ lỡ một đêm đi chơi với đồng nghiệp.

Bạn biết còn rất nhiều điều mình chưa biết

Bạn đã bao giờ nghe nói về hiệu ứng Dunning-Kruger chưa? Nếu bạn không biết thuật ngữ này, bạn chắc chắn đã từng trải qua nguyên tắc này. Quy tắc tâm lý này nói rằng người kém cỏi nhất lại là người tự tin nhất, trong khi những người thông minh nhất lại thường nghi ngờ chính họ. Về cơ bản, người ngốc quá ngốc để hiểu chính xác mình ngốc thế nào và người thông minh đủ thông minh để biết còn rất nhiều điều mình chưa biết.

Trong cuộc sống thực, điều này có nghĩa là những người thông minh nhất thường bị sự nghi ngờ dày vò nhất và họ cũng có nhiều khả năng mắc hội chứng kẻ mạo danh (luôn cảm thấy mình kém) nhất.

Bạn dễ trở thành con mồi của những khuôn mẫu

Chúng ta thường nghĩ rằng những người rơi vào tình trạng thiên vị và định kiến ​​thật ngốc nghếch nhưng nhiều nghiên cứu lại hướng đến điều ngược lại. Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người thông minh giỏi nắm bắt các tình huống mẫu và họ cũng có nhiều khả năng đưa ra kết luận theo các đặc điểm nhất định dựa trên bằng chứng sơ sài.

Bạn dễ bị phân tâm hơn

Nếu bạn cảm thấy khó tập trung làm việc giữa chốn văn phòng huyên náo, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn có trí thông minh vượt trội và khả năng sáng tạo trên mức trung bình. Báo cáo về một cuộc khảo sát năm 2016 thực hiện trên hơn 10.000 người cho biết: “Những người thông minh hơn có thể dễ bị phân tâm hơn trong công việc vì họ gặp khó khăn trong việc xếp ưu tiên tất cả những ý tưởng tuyệt vời mà họ nghĩ ra”.

Bạn bị những kỳ vọng đè nặng

10 rắc rối mà người thông minh thường gặp - 3

Sở hữu trí thông minh vượt trội là điều thật tuyệt vời nhưng nó cũng đồng nghĩa với việc bạn phải đối mặt với những kỳ vọng cao của người khác. Một nghiên cứu thực hiện trên 1.500 đứa trẻ siêu thông minh (chỉ số IQ từ 140 trở lên) trong nhiều thập kỷ phát hiện ra rằng rất nhiều trong số chúng phải vật lộn để sống cho hy vọng của chính chúng và của người khác. Khi những người tham gia nghiên cứu ở độ tuổi 80 và nhìn lại những năm đã qua của mình, họ cảm thấy những kỳ vọng đó là điều đè nặng lên đôi vai của họ.

9 câu nói người thông minh sẽ không dùng trong cuộc trò chuyện
Người thông minh về cảm xúc biết những cụm từ này không nên xuất hiện trong các cuộc trò chuyện thông thường vì nó có thể khiến người đối diện hiểu sai thông điệp của bạn.

Tư duy thông minh

Theo Nguyễn Hường
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tư duy thông minh