Rau đay ngoài việc làm thực phẩm trong bữa ăn còn có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh điển hình là say nắng, táo bón…
Không chỉ lá, 2 phần này của rau đay cũng ngon bổ không kém
Rau đay là loại rau rất được yêu thích vào mùa hè, bởi tính thanh mát, giúp giải nhiệt và rất dễ ăn. Rau đay có thể nấu canh cua, canh khoai sọ và nhiều cách chế biến vô cùng hấp dẫn khác.
Lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội đông y quận Ba Đình) cho biết, ngoài dùng để chế biến món ăn vào mùa hè, ray đay còn là vị thuốc giúp hỗ trợ điều trị được nhiều bệnh thường gặp.
Vị chuyên gia này cho biết, rau đay có vị ngọt, tính mát, không độc, có tác dụng nhuận tràng, tiêu đàm, thông kinh. Rau đay thường được dùng để chữa bệnh cho người bị suy nhược cơ thể, táo bón, kiết lỵ, ho đàm, an thần, trợ tim, lợi tiểu và lợi sữa cho phụ nữ sau sinh.
Lương y Hồng Minh cũng cho biết, rau đay lành tính và không kỵ với loại thực phẩm nào, ai cũng có thể sử dụng.
Hạt đay cũng có tác dụng chữa bệnh nhưng không phải ai cũng biết.
Đặc biệt, không chỉ lá, ngọn rau đay mà ngay cả hạt đay cũng có tác dụng chữa bệnh. “Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trong hạt đay chứa một số chất có tác dụng trợ tim, co bóp cơ tim, làm giảm nhịp đập nhanh bất thường của tim. Dù hạt đay không có độc nhưng có tính đắng nên không ai sử dụng hàng ngày mà chỉ dùng kết hợp với một số vị thuốc trong đông y”, lương y Bùi Hồng Minh cho hay.
Vấn đề thường gặp nhất khi chế biến và sử dụng rau đay, là loại rau này chứa quá nhiều nhớt. Tuy nhiên ít ai biết nhớt của rau đay là một tổ hợp sinh học rất tốt và có công dụng tốt nhất cho sức khỏe. “Chính nhớt của rau đay sẽ kích thích ruột vận động, giúp nhuận tràng và chữa táo bón rất tốt”, lương y Bùi Hồng Minh cho hay.
Chính vì có tác dụng nhuận tràng nên lương y Minh khuyến cáo những người đang bị tiêu chảy không nên ăn loại rau này vì có thể khiến tình trạng trở nên nặng hơn.
Rau đay nhiều nhớt nhưng đó lại là chất có công dụng rất tốt cho sức khỏe.
Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, ăn rau đay rất tốt vì nó được dùng như một phương thuốc an thai, cực kỳ lợi sữa, giúp sữa về nhiều và nhanh hơn. Theo hướng dẫn của lương y Bùi Hồng Minh, phụ nữ sau sinh có ít sữa nên dùng: Rau đay 100g đem nấu canh hoặc sắc thành nước uống trong ngày. Uống liên tục như vậy sẽ gọi sữa về nhiều hơn.
Trong mùa hè, rau đay còn có tác dụng chữa say nắng, ra nhiều mồ hôi bằng cách dùng lá rau đay rửa sạch, vắt lấy nước uống, còn bã rau đay đem đắp lên người, lên trán sẽ giúp chữa được say nắng.
Ngoài những lợi ích trên, dưới đây là một số bài thuốc từ rau đay có thể tham khảo trong cuộc sống hàng ngày:
- Giải nhiệt mùa hè: Rau đay tươi đem rửa sạch, sau đó nấu canh ăn giúp giải nhiệt, tăng cường canxi cho cơ thể, bồi bổ cơ thể.
- Hay bị hồi hộp, tim đập nhanh, bứt rứt, khó ngủ: Rau đay 100g, mướp hương, rau mồng tơi, cua đồng giã nát, lọc nước. Sau đó đem mướp, rau đay cùng các loại rau kia nấu canh và ăn.
Rau đay có nhiều tác dụng với sức khỏe từ lợi tiểu, chữa táo bón đến trợ tim.
- Bí tiểu: Rau đay 100g, mã đề 100g đem sắc lấy nước uống hoặc đem nấu canh tôm cua ăn.
- Hen suyễn: Hạt rau đay đem sắc đặc rồi uống sẽ giúp chặn được cơn suyễn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng cách sau để chữa hen suyễn: hạt rau đay đem giã nát, xơ mướp cắt nhỏ, sau đó đem sắc lấy nước uống 2 lần trong ngày.
- Táo bón: Rau đay đem sắc lấy nước uống 2-3 lần trong ngày sẽ giúp chữa táo bón rất hiệu quả.
- Phù thũng: Hạt rau đay 15-20g đem sắc lấy nước nóng uống, đắp chăn cho vã mồ hồi sẽ thấy người nhẹ nhõm, giảm phù.
Tin liên quan
Loại quả này giàu vitamin C gấp nhiều lần cam, vào mùa chỉ từ 10.000 đồng/kg. Dù quen thuộc với người Việt nhưng không phải ai cũng biết...
Tin bài cùng chủ đề Các loại rau củ giàu dinh dưỡng
Bông cải xanh không chỉ là một loại rau phổ biến và rẻ tiền mà nó còn là một "siêu thực phẩm" chứa nhiều dưỡng chất giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại bệnh tật trong mùa đông...