Từ bé gái bán xoài dầm thành NTK nổi tiếng, doanh nhân 8X đẩy con lên rừng học sống khổ

Ngày 24/08/2018 10:41 AM (GMT+7)

Từ nhỏ đã tự bươn trải để vươn lên, không lệ thuộc vào bố mẹ nên NTK Hà Minh Phúc luôn dạy con cách kiếm tiền để trân trọng cuộc sống, trân trọng sức lao động của mình.

Từ bé gái bán xoài dầm thành NTK nổi tiếng, doanh nhân 8X đẩy con lên rừng học sống khổ - 1

Video các bé NTK Hà Minh Phúc phụ giúp bố mẹ làm việc nhà. 

Hà Minh Phúc được biết đến là NTK thời trang được nhiều người đẹp showbiz, doanh nhân "chọn mặt gửi vàng" cùng với hệ thống showroom với 10 cửa hàng thời trang ở Hà Nội và toàn quốc.

Hiện nay, cô đang có cuộc sống khá viên mãn và hạnh phúc với 3 nhóc tì Bốp, Bi, Bông. Tuy nhiên, ngoài những gì hiện hữu mọi người thấy được, ít ai biết để có được thành công của hôm nay là một quá trình đầy khó khăn, vất vả của bà mẹ 3 con từ khởi nghiệp đến việc nuôi dạy con, thực hiện "cuộc cách mạng giáo dục".

Từ bé gái bán xoài dầm thành NTK nổi tiếng, doanh nhân 8X đẩy con lên rừng học sống khổ - 2

Tổ ấm nhỏ của NTK Hà Minh Phúc.

Từ làm PG kiếm 80 nghìn/ngày đến bà chủ của chuỗi cửa hàng thời trang nổi tiếng

Hà Minh Phúc được biết đến là NTK thời trang nổi tiếng và là chủ của chuỗi cửa hàng thời trang lớn, để được thành công như vậy, chị đã trải qua chặng đường như thế nào?

Cũng không sai nếu nói mình máu kinh doanh từ tấm bé. Chưa vào lớp 1 đã biết làm xoài dầm đường đem bán; rồi lên cấp 3 thì làm PG dầu gội đầu, dậy từ tận 6h sáng từ Thụy Khuê xuống Thanh Xuân phát từng nhà để kiếm 80 nghìn/ngày; hay đi đánh hàng Trung Quốc dù chẳng biết chữ tiếng Trung nào cả, thậm chí có lần bị hải quan bắt mà chẳng có tiền xin ra, còn bị mắng “Không có tiền thì đừng đi buôn”.

Đến lúc lập gia đình, có Bốp, mình nghĩ chẳng đi mãi được, quyết định khởi nghiệp cùng Ly - một người bạn, chuỗi cửa hàng thời trang khi chỉ có 15 triệu mỗi người. Hiện giờ, hệ thống May’s House Designer của mình có 10 showroom, đại lý các tỉnh phát triển cũng là niềm tự hào nho nhỏ. Để thành công như ngày hôm nay, mình cũng trải qua không ít vất vả bởi thương trường như chiến trường, mà những người phụ nữ phải là dũng tướng, không thể là công chúa.

Không thể phủ nhận sự giúp đỡ của bố mẹ nhưng đó chỉ một phần nhỏ và vợ chồng mình đã cố gắng rất nhiều. Ngôi nhà đang ở vợ chồng mình cũng tự mua bởi mình muốn các con ý thức như mình rằng việc vất vả kiếm được đồng tiền quý hơn nhiều trong việc ai cho con một cái gì.

Vất vả như thế, vậy hiện nay chị đã có những gì trong tay?

Cá nhân mình đề cao sự điềm đạm, không thích khoe những thứ đang sở hữu. Mình nghĩ giá trị thành công của con người nằm ở việc họ đóng góp cho xã hội ra sao, tâm huyết đến đâu, chứ tiền bạc chỉ là một phần.

Sinh con là khoảng thời gian vất vả của người phụ nữ, công việc kinh doanh của chị có bị chững lại khoảng thời gian đó không?

Thực sự với mình lao động là đam mê, ở không mới buồn, stress. Chắc vì vậy mà mình có thể đi làm đến tận lúc lên bàn đẻ.

Có lẽ khó khăn lớn nhất với mình là muốn vẹn toàn tất cả, đảm bảo lượng công việc nhiều nhưng vẫn chu toàn gia đình, dạy con ngoan ngoãn.

Từ bé gái bán xoài dầm thành NTK nổi tiếng, doanh nhân 8X đẩy con lên rừng học sống khổ - 3

Bốp vô tư, không giận ai hay ghét ai và rất thích công nghệ. Bi tình cảm, yêu động vật. Bông rất ranh, thông minh, ý thức tốt từ tất cả mọi thứ.

Không đồng tình cách tương tác của cô giáo, đẩy con lên rừng sâu để học cách sống tự lập

Mới đây, chị có chia sẻ phương pháp “lạ đời” vứt con vào nơi khó khăn nhất để trải nghiệm điều quý giá, tại sao chị lại có quyết định như vậy?

Cách đây 2 năm, lớp Bốp đổi giáo viên, cũng là lúc mẹ nhận ra nhiều điểm bất hợp lý trong cách tương tác của cô với gia đình, học sinh. Băn khoăn nhiều lắm, rồi mình quyết định phải “cách mạng giáo dục” cho con. Nhưng thay đổi phải khoa học, đầu tiên mẹ đưa Bốp đi làm sinh trắc học vân tay để tìm hiểu tiềm năng của con, rồi cùng bố dần dần định hướng lại cách dạy dỗ, như là thay đổi nếp sống, thay đổi môi trường, từ chuyển nhà tới chuyển trường.

Thế nhưng, có lẽ cú đánh giáng thẳng vào suy nghĩ của mình chính là khi cả nhà đi nghỉ hè ở Quảng Ninh, Bốp cứ liên tục than thở “Mẹ cho con đi một nơi kém văn minh, chẳng có điện, có wifi”.

Mình thật sự bàng hoàng và hoảng hốt, giữa khu du lịch đầy đủ vật chất này, con còn không hài lòng, thì điều gì mới làm thỏa mãn trẻ con thời hiện đại? Mẹ muốn dạy Bốp về vui, buồn, sướng, khổ, rằng con đang rất sung sướng so với các bạn ở quê, nhưng trăm ngàn lời nói cũng như nước đổ lá khoai vì con không đủ trải nghiệm. Thế là quyết định, Bốp phải lao động, phải tự kiếm tiền bằng tiệm bánh online, phải lên Phú Thọ ở nhà tranh vách nứa, để sống và biết mình đang may mắn ra sao.

Lần đầu con sống trong ngôi nhà thôn quê, thử tắm nước lạnh khe suối rồi nhớ tiện nghi ở nhà đến phát khóc, mẹ vừa xót vừa vui, vì biết rằng những gì mình làm đang dần tác động mạnh mẽ tới con.

Việc giáo dục con không có một công thức cụ thể cho bất kỳ một trường hợp nào mà trong quá trình tương tác, quan sát con, khi con có những thứ chưa phù hợp phải đưa ra bài học để điều chỉnh nhưng công thức chuẩn là “Gia đình là cái nôi của nhân cách”.

Từ bé gái bán xoài dầm thành NTK nổi tiếng, doanh nhân 8X đẩy con lên rừng học sống khổ - 4

Từ bé gái bán xoài dầm thành NTK nổi tiếng, doanh nhân 8X đẩy con lên rừng học sống khổ - 5

Chuyến đi trải nghiệm cuộc sống khác ở Phú Thọ của ba bé.

Như chị nói, cả vợ chồng đều phải thay đổi, vậy khó khăn trong thời gian đầu thay đổi là gì?

Cách mạng cho con thì cả nhà cũng phải chuyển sang nếp sống mới. Ví như, chồng mình chủ động làm nhiều việc trong nhà cùng con để làm gương, chỉ dạy và giải thích cặn kẽ.

Thực sự, cả 2 vợ chồng đều đã đi 1/3 cuộc đời nên việc phải thay đổi gặp khá nhiều khó khăn, thậm chí là đôi khi đãng trí, sinh hoạt theo nếp cũ nhưng nhớ ra lại sửa, còn hơn không làm gì bởi con là bức tranh phản ánh tất cả từ cha mẹ.

Khi đã thay đổi suy nghĩ rồi, chị nghĩ sai lầm trong việc dạy con trước kia của mình là gì?

Trước đây, mình cũng giống như nhiều bà mẹ khác, bận rộn với công việc, không có thời gian cho con. Mình cũng đã nhiều lần phát điên lên và nghĩ tại sao việc này con không làm được nhưng rồi nhận ra mình không hề dạy cho con từ nhỏ, con không làm được là điều bình thường. Vậy là mình ưu tiên việc định hướng và đồng hành cùng con lên hàng đầu, thay đổi cách giáo dục Bốp, từ đó 2 em cũng học và làm theo.

Từ bé gái bán xoài dầm thành NTK nổi tiếng, doanh nhân 8X đẩy con lên rừng học sống khổ - 6

Chủ nhật, cả nhà chị tổng vệ sinh, lau dọn nhà cửa, đi chơi, bố trồng cây còn mẹ nấu đồ ăn.

Mẹ là NTK nổi tiếng nhưng con không biết "đồ hiệu"

Bốp mới lên lớp 6 nhưng chị đã hướng dẫn con bán bánh kiềm tiền mua điện thoại, chị sợ con ảnh hưởng từ đồng tiền?

Cũng có người chứng kiến cách mình dạy con rồi ái ngại “Có sợ con thấy được sức mạnh, ma lực của đồng tiền không?” thì mẹ Bốp nghĩ đơn giản “Gia đình là cái nôi nhân cách” – con lớn lên ra sao là do mình. Đồng tiền ai cũng quý nhưng không thể đánh đổi đạo đức, bằng mọi giá để đạt được. Kể cả thiệt thòi trong làm ăn, mình cũng sẽ chịu hết để vui vẻ thoải mái.

Bốp, Bi, Bông đều ngây thơ với đồng tiền, biết chia sẻ với bạn bè, đặc biệt là không nảy sinh thái độ với những bạn kém may mắn hơn. Chuyến đi Phú Thọ vừa rồi, các con bảo lấy tiền tiết kiệm cho các bạn khó khăn. Mình nghĩ nếu con tính toán sẽ không sẵn sàng cho như vậy, đây là điều mà mẹ rất tự hào về 3 anh em.

Từ bé gái bán xoài dầm thành NTK nổi tiếng, doanh nhân 8X đẩy con lên rừng học sống khổ - 7

Chị dạy con tự kiếm tiền để có được những điều mình muốn.

Mới đây có trào lưu “rich kid”, là một NTK thời trang, chị có cho con biết về đồ hiệu?

Mình không cho con biết và không chủ động giới thiệu cho con. Nếu con hỏi mình sẽ giải thích cho con ngay.

Cá nhân mình cho rằng trang phục nói lên bạn là ai nhưng không phải bạn dùng đồ hiệu người ta mới gọi bạn là một quý bà. Mình yêu tự nhiên và đề cao việc kết hợp để tạo nên thời trang. Đẹp, xấu, hàng hiệu không quan trọng.

Người ta thường nói “Đằng sau sự thành công của đàn ông luôn có bóng dáng người phụ nữ”, còn chị, đằng sau thành công trong công việc và cả việc giáo dục con cái của chị là ai?

Đó là chồng mình. Mình luôn coi anh là đối tác, là người mang lại cho mình rất nhiều suy nghĩ sâu sắc. Thành công ngày hôm nay, phần nhiều là do những trải nghiệm mình may mắn có được, anh giúp mình hiểu, trân quý, thay đổi thế giới quan rất nhiều. Anh là phần động lực trong cuộc sống thể thiếu được.

Xin cảm ơn chị về những chia sẻ!

8X nổi danh ở Shark Tank: Doanh thu gấp 5 lần tháng trước vẫn muốn con tự kiếm tiền học
"Tôi không có kinh nghiệm làm mẹ nhưng quan điểm rõ ràng, đó là, để con phát triển tự nhiên, tự lập ngay từ lúc còn nhỏ. Đặc biệt, tôi muốn con học...
Hồng Nhung (Ảnh: NVCC)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi dạy con