Đến khi cô giáo cho người mẹ xem đoạn camera ghi lại cảnh trong lớp học. Người mẹ há hốc, sững sờ.
Sau khi sinh con, hầu hết các bà mẹ thường ngại ngùng chuyện chăn gối cùng chồng. Họ e ngại việc con cái biết được cảnh ân ái của bố mẹ sẽ có những suy nghĩ lệch lạc về giới tình. Mà việc chủ động giáo dục giới tính cho con thì rất ít ông bố bà mẹ làm được mà thường né tránh. Chính vì thế, không ít tình huống dở khóc dở cười của bố mẹ khi bị con bắt gặp đúng lúc đang "lâm trận", tới nỗi "cháy mặt cháy mũi" và không biết trả lời ra sao cho bé hiểu đúng vấn đề.
Trên thực tế, để tránh điều này, cha mẹ có thể cho con ngủ riêng. Điều này không những né tránh đảm bảo sự riêng tư cho bố mẹ, duy trì hạnh phúc gia đình mà còn có lợi cho sự phát triển của con. Nếu cha mẹ chần chừ, nhiều hậu quả tai hại sẽ xảy ra.
Câu chuyện của bà mẹ trẻ dưới đây là một bài học dành cho các bậc phụ huynh về vấn đề này.
Cụ thể, bà mẹ trẻ Lili có một cậu con trai mới lên 4 tuổi. Cậu nhóc rất thông minh, ngoan ngoãn, vốn không hề nghịch ngợm như các bạn bè khác. Vì vậy, việc chăm sóc và dạy dỗ con trai hoàn toàn không khó đối với vợ chồng Lili.
Tuy nhiên, một ngày nọ, cậu bé đã có một hành động khiến vợ chồng chị Lili cảm thấy vô cùng bất ngờ.
Hôm đó, khi đón con trai từ trường mẫu giáo, cô giáo đã gọi chị Lili ở lại để nói chuyện. Từ trước đến nay, con trai chị luôn được cô giáo khen ngợi, nhưng không hiểu tại sao hôm nay cô giáo lại như thế. Điều này khiến chị Lili cảm thấy khá lo lắng.
Cô giáo hỏi: "Mẹ này, thường ở nhà, chuyện vợ chồng chị có để ý trước mặt con không?” Câu hỏi của của cô giáo khiến chị bối rối.
Đến khi cô giáo cho người mẹ xem đoạn camera ghi lại cảnh trong lớp học. Người mẹ há hốc, sững sờ.
Đến khi cô giáo cho người mẹ xem đoạn camera ghi lại cảnh trong lớp học. Người mẹ há hốc, sững sờ.
Trong đoạn video, khi tất cả các bạn đang ngủ yên tĩnh trên giường của mình thì con trai chị Lili lại bò sang giường cô bé bên cạnh, dở chăn lên và nằm bên cạnh cô bé, đồng thời có những hành động không chuẩn mực. Khi cô giáo phát hiện, cậu bé chỉ cười và nói: "Con đang học bố con. Bố con ngủ không ngon vào mỗi đêm và thường làm như thế này với mẹ của con".
Trước tình huống này, người mẹ cảm thấy vô cùng ngượng ngùng và xấu hổ.
Hóa ra, trước đây, chị Lili đã có ý định cho con trai mình ngủ riêng từ khi được 3 tuổi để con học cách tự lập. Tuy nhiên, vì con trai cứ khóc và nhất quyết đòi ngủ cùng với cha mẹ nên chị Lili cảm thấy mềm lòng và quyết định cho con tiếp tục ngủ cùng giường.
Vốn dĩ, trong chuyện chăn gối, vợ chồng chị Lili rất cẩn thận trước mặt con, tuy nhiên, do một hôm, vì thấy con ngủ khá say, nên vợ chồng chị đã “lâm trận” ngay trong phòng.
Do một hôm, vì thấy con ngủ khá say, nên vợ chồng chị đã “lâm trận” ngay trong phòng.
Có thể, hôm đó, con trai chị đã thấy cảnh đó nên đã bắt chước khi đến trường.
Thực tế, nhiều bậc phụ huynh có ý thức cho con ngủ riêng nhưng lại không rõ khi nào nên cho con ngủ phòng riêng. Nếu cho trẻ ngủ phòng riêng quá sớm và còn quá nhỏ trẻ sẽ dễ mất cảm giác an toàn. Trong khi đó, nếu cho trẻ ngủ riêng quá muộn, khi đó trẻ đã có sự tự giác và khả năng bắt chước đã được nâng cao, nên sẽ dễ bắt chước những hành động của cha mẹ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về tâm lý của con.
Theo các chuyên gia, độ tuổi thích hợp cho việc ngủ phòng riêng là rất quan trọng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 3-6 tuổi là độ tuổi tốt nhất để trẻ ngủ phòng riêng. Ở độ tuổi này trẻ đã có khả năng tự chăm sóc bản thân nhất định.
Để việc “tách phòng” cho con trở nên dễ dàng hơn, các bậc phụ huynh có thể áp dụng thêm một số phương pháp sau:
1. Dạy con ý thức về trách nhiệm
Khi trẻ em được 5 tuổi, các bé đã hình thành ý thức về trách nhiệm. Nếu cha mẹ nói với con rằng để trẻ ngủ một mình là một nhiệm vụ, thì tinh thần trách nhiệm của trẻ sẽ rất lớn, và các bé sẽ cố gắng hết sức để hoàn thành "nhiệm vụ".
Khi quyết định ngủ phòng riêng, cha mẹ không nên tùy tiện thông báo cho trẻ biết. Cha mẹ có thể cùng con bàn bạc hoặc cha mẹ có thể chọn những cột mốc quan trọng để quyết định thời gian “tách phòng” của con, ví dụ như vào sinh nhật của con,…
Ngoài ra, việc bố trí phòng cho trẻ cũng cần được chú trọng, để trẻ có cảm giác thân thuộc và chỉ khi trẻ cảm thấy mình thuộc về mình thì trẻ mới thực hiện nghiêm túc.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 3-6 tuổi là độ tuổi tốt nhất để trẻ ngủ phòng riêng.
2. Truyền đạt các khái niệm trước cho trẻ em thông qua các hình thức câu chuyện
Trẻ con khác người lớn, các bé vẫn chưa nhận thức rõ được mọi chuyện. Các bé sẽ không hiểu tại sao cha mẹ không cho con ngủ cùng giường như lúc nhỏ.
Để con dễ dàng chấp nhận việc ngủ riêng, cha mẹ có thể cho con hiểu thông qua các phương pháp dễ hiểu của trẻ như kể chuyện để trẻ hiểu được ngủ phòng riêng là như thế nào hay tại sao nên ngủ riêng. Khi trẻ đã tích lũy được một khoản nào đó trong lòng, có thể trẻ sẽ dễ dàng chấp nhận.
3. Kích thích
Nếu trẻ không muốn tự ngủ, cha mẹ có thể so sánh với những trẻ khác để trẻ có tư tưởng “muốn thắng”, trẻ sẽ tự nhiên tự đi ngủ. Hoặc cha mẹ cũng có thể đặt ra các mục tiêu, các phần thưởng để con cố gắng thực hiện.